Đến vùng Bảy Núi ở An Giang, đi từ Tịnh Biên cho tới Tri Tôn, đâu đâu cũng thấy những cây thốt nốt thân thẳng đứng, cao vút lên trời xanh làm nên nhiều món ngon, nức tiếng của xứ này.
Đến vùng Bảy Núi ở An Giang, đi từ Tịnh Biên cho tới Tri Tôn, đâu đâu cũng thấy những cây thốt nốt thân thẳng đứng, cao vút lên trời xanh làm nên nhiều món ngon, nức tiếng của xứ này.
Trong ký ức của má chồng tôi, nồi bún bò cay chỉ đơn giản là đầu heo nhiều xương ít thịt, dậy mùi thơm đặc trưng của sả, ớt, mắm ruốc, ăn kèm với chén nước mắm giằm ớt cay thấu...
Đến chợ Ngan Dừa (Bạc Liêu), nếu bạn thưởng thức bánh tằm thì sẽ không thể nào quên được hương vị đặc trưng của món ăn dân dã này.
Hiếm có người Việt Nam nào đến giờ phút này chưa biết đến hương vị của chiếc kẹo dừa Bến Tre. Món quà bình dị này phổ biến rộng khắp 3 miền, chưa kể nó đã có mặt trong hệ thống siêu thị ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Xưa kia có câu hò đố của các thôn nữ Bến Tre: “Hò ơ… ơ… Nghe anh đi đó đi đây, em thử đố câu này: Bánh phồng, bánh tráng đất này, đâu ngon… ơ… ơ…”. Anh trai mau miệng đáp: “Hò… ơ… ơ… Nghe em đố tức anh nói phứt cho rồi. Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, măng cụt Hàm Luông vỏ ngoài nâu trong trắng tựa bông gòn. Anh đà đáp đặng sao em còn so đo… ơ… ơ…”.
Có thể nói món don như đặc tính của người đất Quảng, không cầu kỳ, không đắt đỏ, cái ngon tự nhiên đến từ vị ngọt thanh lạ của con don trên mảnh đất quê hương đã tạo nên một đặc sản, một niềm tự hào của ẩm thực Quảng Ngãi.
TTO - Mùa hè nóng như đổ lửa cũng là lúc những vườn vải quê tôi nhuộm một màu đỏ sậm. Những quả vải đặc sản đang đem đến sự thay da đổi thịt cho mảnh đất Thanh Hà (Hải Dương).
SGTT.VN - Bánh quai vạt mỗi vùng miền làm một kiểu và loại bánh nướng công phu hơn cả có lẽ chỉ có ở Bạc Liêu. Bánh quai vạt không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của người làm bánh mà khi ăn cũng cần phải… khéo.
Bánh đúc – loại bánh dân dã được làm từ bột gạo thế nhưng qua sự biến tấu trong cách chế biến cũng như thưởng thức món ăn đã làm nên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của từng vùng, miền Bắc, Trung, Nam. Món bánh đúc mặn mang đậm đà hương vị miền Tây Nam bộ được người dân quen gọi là bánh mặn.
Hạt muối trở thành một sản phẩm hỗ trợ cho cuộc sống của hàng trăm gia đình làm kinh tế hộ ở Tây Ninh.
Tương truyền, loài ốc núi Bà được hình thành từ những đồng tiền xu của người con gái họ Lý. Nhân tiết xuân, người con gái ấy đi viếng núi và dùng những đồng tiền xu bố thí cho dân nghèo.
Trong hàng chục món bánh tráng thuộc về nhóm quà vặt xuất xứ từ Tây Ninh, bánh tráng me thuộc loại có sức hấp dẫn không cưỡng được nếu ai đã một lần nếm qua.
Khác với món bánh canh nước, tô bánh canh khô có cả mùi thơm của dầu tỏi phi, vị béo của nước dùng, đậu phộng; vừa có cả vị thanh thanh của đồ chua vừa dùng kèm cùng các loại rau đặc sản đầy hương sắc xứ nắng chát Tây Ninh.
Thằn lằn núi do hình dáng cổ quái nên với một số người là món ăn “kinh dị” nhưng lại là món khoái khẩu của dân “sành ăn”. Nhiều chị em nghe tới món ăn đã sợ “xanh mặt” nhưng ăn được rồi thì tíu tít khen ngon.
Những ai từng một lần nếm qua món bánh bình dị này khó lòng quên được cảm giác nóng giòn trong miệng, vị thơm nồng của nước mắm, chua chua của khế bằm, là lạ với món mắm nêm.
Trong muôn vàn loài cá ẩn mình dưới dòng nước sông Côn, cá diếc là sản vật nổi tiếng của vùng miền.
Hồi nhỏ, trẻ làng thường chơi trò nấu cơm, gạo thật chứ không phải “gạo đất”, chỉ có điều cái nồi nhỏ xíu, cái lò tí tẹo như nắm tay. Cơm phải có rau, tụi mình ngắt đọt bí bò trên bờ rào, lúi húi xào xào nấu nấu dưới bóng tre xanh. Cái màu vàng bông bí giờ vẫn vàng trong ký ức. Chiều nay lan man thế nào lại nhớ món mực cơm xào đọt bí mẹ vẫn hay làm.
Tạm rời xa cái ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố, tôi về thăm nhà trong những ngày đầu hạ, cũng là những ngày đầu mùa xoài. Chợ làng tôi mùa này đầy ắp những rổ xoài xanh, vàng. Cầm trái xoài bình dị, thân thuộc trên tay, chợt thấy lòng mình dâng lên một thứ cảm xúc khó tả. Rồi lại nôn nao nhớ.
SGTT.VN - Chuyến đi xa nhất đầu tiên của mắm tôm chua Gò Công chắc là chuyến ra Huế theo nỗi nhớ của bà Từ Dụ Phạm Thị Hằng cách đây xấp xỉ khoảng 180 năm. Nhờ đó người dân đất Thần kinh mới biết đến ẩm thực Gò Công.
Người vùng cao xưa vẫn thường sấy khô thịt như một cách bảo quản thực phẩm để dành. Những khi săn bắn được thú rừng hay mổ thịt gia súc, phần còn dư người ta thường xẻ miếng thịt to chừng bàn tay, rửa sạch bằng nước muối, để khô ráo rồi dùng lạt cật tre nứa xâu lại thành vòng, rồi phun rượu vào và đưa lên gác bếp. Ngoài ra, hun khói thịt bằng một số loại cây lá để cho mùi vị riêng biệt cũng là cách chế biến độc đáo.