Món ngon chế biến từ Cá bông lau

Cá bông lau kho lạt 

phunuonline.com.vn

PNO - Nếu có dịp về miền Tây, bạn không nên bỏ qua việc thưởng thức một trong những món ngon được chế biến từ bốn “danh ngư” của vùng đất này là: cá hô, cá linh, cá tra và cá bông lau.

Cá bông lau kho tộ 

phunuonline.com.vn

Cá kho là món ăn bình dân thường hiện diện trong các bữa cơm gia đình, nhưng khi dùng tộ hay thố (một lọai nồi đất) để kho cá sẽ mang đến cho món cá kho một hương vị độc đáo, bởi có lẽ hương đất, vị đồng đã quyện vào nhau trong từng khứa cá. 


PNO - Cá bông lau ướp rượu vang đỏ sẽ khiến vị béo của cá thơm ngon hơn, không ngậy. Rượu vang đỏ còn làm cho món ăn có sắc đỏ nâu rất hấp dẫn.

Lẩu cá bông lau 

phunuonline.com.vn

PNO - Sài Gòn có “đủ mặt anh hào” lẩu: lẩu rắn, lẩu thập cẩm, lẩu Thái, lẩu hải sản, lẩu đuôi bò,… và vô số các loại lẩu chế biến từ cá. Một trong những món lẩu được dân sành ăn ưa thích là lẩu cá bông lau ngọt thanh.

Su su xào tôm

afamily.vn

Đây là món ăn đẹp mắt, chế biến nhanh gọn lại gần gũi với bữa cơm gia đình hàng ngày, tôm và su su đều giòn ngọt, ăn hoài không chán.


Sài Gòn có “đủ mặt anh hào” lẩu: lẩu rắn, lẩu thập cẩm, lẩu Thái, lẩu hải sản, lẩu đuôi bò,… và vô số các loại lẩu chế biến từ cá.


Cá bông lau ướp rượu vang đỏ sẽ khiến vị béo của cá thơm ngon hơn, không ngậy. Rượu vang đỏ còn làm cho món ăn có sắc đỏ nâu rất hấp dẫn.




Cá bông lau

Cá bông lau (tên khoa học: Pangasius krempfi) là một loài cá thuộc chi Cá tra (Pangasius). Loài này phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á trong lưu vực sông Mê Kông. Môi trường sống là nơi nước lợ. Thức ăn của chúng là trái cây, tảo và động vật giáp xác. Đây là loài di trú, có một thời gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính chỉ có duy nhất ở loài này trong họ Cá tra), và một thời gian di cư vào sông (chỉ ở sông Mê Kông mà không là các sông khác) để sinh sản. Cá có kích thước lớn, tăng trưởng nhanh.

Lưng và đầu cá bông lau màu xanh lá cây, bụng màu trắng, vảy trong suốt, vây hơi vàng. Vây lưng: 1-1, các tia vây lưng: 6-7, gai hậu môn: 4, các tia vây mềm hậu môn: 31-34; và 18-22 lược mang ở cung đầu tiên. Chiều dài tối đa 120 cm, cân nặng tối đa 14 kg. Các răng lá mía chia tách ở đường giữa, kết nối với các răng vòm miệng để tạo thành vệt dài hình lưỡi liềm.

Người ta giả thiết rằng có ít nhất hai quần thể trên sông Mê Kông thực hiện việc di cư. Một quần thể di cư trong giai đoạn tháng 5-9 từ phía nam thác Khone ngược dòng tới vùng nước để đẻ dọc theo dòng chính sông Mê Kông tới tận Chiang Khong gần biên giới Lào-Thái Lan-Myanma. Quần thể kia di cư xuôi dòng từ gần Stung Treng tới vùng nước để đẻ nằm giữa Stung Treng và Kompong Cham ở Campuchia trong mùa đẻ trứng từ tháng 5 tới tháng 8. Khi mực nước rút xuống kể từ tháng 10, chúng di chuyển ngược lại sông chính để bắt đầu di cư phân tán ngược dòng, đạt tới khu vực ngay dưới thác Khone. Chúng sống trong các vũng nước sâu trong dòng chính trong suốt mùa khô. Chỉ có 2 mẫu vật của loài cá này được thu thập vào ngày 5 tháng 4 năm 1956 và 10 tháng 9 năm 1957 tại Bắc Hải (Quảng Tây). Một mẫu vật khác thu được ngày 22 tháng 11 năm 1963 tại Sán Vĩ (Quảng Đông). Ở Việt Nam, cá bông lau thường thấy ở hệ thống sông Cửu Long, nhất là sông Hậu.