Món ngon chế biến từ Bồ câu


 Chim bồ câu rất giàu dinh dưỡng, có thể tiềm, nấu cháo, hấp, nướng đều ngon.

Bồ câu nhồi

Vào bếp

Không mất quá nhiều thời gian chế biến, bạn vẫn đem lại cảm giác ngon miệng cho người thân với các món ăn từ thịt gia cầm.


Thời tiết hay thay đổi dễ làm người ta mệt mỏi, cuối tuần này bạn đã dự định làm món gì chưa? Hãy vào bếp với lẩu cháo chim ngon mà bổ dưỡng để thiết đãi cả nhà nhé.




Bồ câu

Thịt chim bồ câu có thể kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp tinh thần sảng khoái, thể lực sung mãn, da dẻ mịn màng, phòng chống được lão hoá và tóc bạc sớm...

Thịt bồ câu ăn ngon, bổ dưỡng, nhất là chim non ra ràng. Do thịt chim bồ câu dễ tiêu hoá hơn các loại thịt gia cầm khác nên đối với người cao tuổi chức năng tiêu hoá kém và trẻ em, tác dụng bổ dưỡng của chim bồ câu càng rõ rệt. Thành phần chủ yếu của thịt bồ câu có protein 22,14%, lipit, các chất canxi, photpho, sắt, nhiều loại muối khoáng khác và vitamin. Ngoài giá trị dinh dưỡng, bồ câu còn là vị thuốc quí được Đông y dùng từ lâu đời để chữa nhiều bệnh. Thịt chim bồ câu có tên thuốc là cáp điểu nhục là một vị thuốc bổ dưỡng quý, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hoá. Thịt bồ câu thích hợp với thể tạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em, dùng dưới dạng nấu cháo chim ăn nóng ngon và bổ.

Đối với những trường hợp bị liệt dương, thiếu máu, hoa mắt, hay choáng váng có thể dùng món ăn bồ câu nấu cùng tổ yến để cải thiện sức khoẻ, sinh tinh.

Dưỡng thai và chữa hiếm muộn: Đối với những người yếu mệt cần bồi dưỡng, phụ nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ, những đôi vợ chồng trẻ đang tuần trăng mật, những cặp vợ chồng hiếm muộn đang mong có con... ăn cháo bồ câu ra ràng hầm với đậu xanh, hạt sen, tổ yến rất tốt. Thịt bồ câu ra ràng làm sạch cho vào nấu cùng đậu xanh và gạo. Khi cháo gần nhừ cho thêm hạt sen vào và nấu cho chín tới. Vớt thịt ra, xé nhỏ, cho lại vào cháo, thêm tổ yến làm sạch đã chưng vào, ăn lúc còn nóng.

Tiết chim bồ câu có tên thuốc là cáp điểu huyết có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh.

Trứng chim bồ câu có  9,5% chất đạm, 6,4% chất béo, hợp chất đường và các chất khoáng như canxi, photpho, sắt... cũng được dùng làm thuốc. Theo Đông y, trứng chim bồ câu có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tác dụng ích khí, giải độc. Cách dùng chủ yếu là luộc hoặc chần nước sôi.