Món ngon chế biến từ Bông so đũa


Bạn nên chọn khô cá sặc con to, dày thịt sau khi rán, dùng sống dao chần trên thân cá sẽ dễ gỡ thịt ra khỏi xương hơn.


Mực, tôm, cua… những hải sản thường ngày, bạn cất công một chút sẽ làm bữa cơm gia đình thêm hương vị.


Người miền quê thường nấu canh chua với công so đũa, hoặc bông điên điển rất đặc trưng cho vùng Nam Bộ


Canh cá lóc bông so đũa khá phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Bạn hãy làm thử món ngon này cho gia đình vào hôm nay nhé!
 

Canh chua bông so đũa

Thời trang trẻ

Có dịp thưởng thức tô canh chua so đũa nấu cùng tôm, bạn sẽ không thể quên vị ngọt lành của nó. Mùi thơm của bông, của tôm hòa quyện đọng trong trí nhớ, miên man mà dai dẳng.




Bông so đũa

Thành phần dinh dưỡng của bông so đũa rất cao với nhiều protid, lipid, beta caroten, vitamin A, vitamin B, hàm lượng vitamin C, nhiều khoáng tố như canxi, sắt, natri, kali. Hạt chứa nhiều axít béo chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hai loại sắc tố là agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng có nhiều trong bông so đũa, là những chất có tác dụng chống ôxy hóa tế bào.
 
Dân gian hay sử dụng bông so đũa chế biến thành các món ăn phong phú và đa dạng. Ở thôn quê người ta thường hái bông so đũa lúc sáng sớm, còn tươi, nhặt bỏ cuống và nhụy đắng, bỏ đài, rửa nhẹ dưới vòi nước để tránh bầm dập mất ngon.
 
Bông so đũa luộc chấm nước mắm kho quẹt hoặc luộc chung với nhiều loại rau quả khác hiện là món khoái khẩu của dân thành thị, trong các nhà hàng. Bông so đũa nấu canh chua với khế, cá lóc, cá rô, cá linh, tôm sống... hoặc làm lẩu chua cùng với chuối hoa, cà chua, tôm, cá... các loại rau thơm, ăn với cơm hay bún đều rất ngon.
 
Bông so đũa khi ăn có vị ngọt hơi đắng, tính mát, nếu ăn vào những ngày hè oi bức thì tuyệt vời.