Món ngon chế biến từ Cá basa

Cá chiên Mimosa

phunuonline

 Sở dĩ gọi món cá chiên mimosa là vì món ăn này được thực hiện và trang trí bằng lòng đỏ trứng, cho người dùng như có cảm giác đang ngắm nhìn những hoa mimosa trên đĩa thức ăn.


Tháng 6 là tháng hè của bé, ngoài những chuyến đi chơi, mẹ thường làm những món ngon bé thích. Món cho bé là phải ngon và đẹp bé mới ăn.


Những đợt nóng đỉnh điểm của những ngày hè ít nhiều mang lại sự oi bức, khó chịu, ngột ngạt. Do đó, bữa cơm hàng ngày của gia đình cần chút dịu mát, thanh đạm để dễ "trôi cơm".


Mùi thơm của ớt xanh, có vị cay nhẹ, được kho cùng cá hy vọng sẽ là món ngon bổ sung thêm trong thực đơn bữa cơm nhà bạn.


Bữa cơm đơn giản chỉ tốn khoảng 15 phút cho món cá xào nghệ. Nghệ và cá là món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe của chị em, chế biến nhanh gọn lại bổ, quá tốt phải không nào?


Ăn phi lê cá basa có cái tiện là không phải nhằn xương, mất chút thời gian thôi sẽ chế biến được thành nhiều món ăn ngon lắm.


Trà xanh hấp với cá khử mùi tanh rất hiệu quả, một món ăn vừa mới lạ vừa hấp dẫn dành cho bữa cơm gia đình bạn đấy.


Nồi cá basa va lườn cá hồi kho chiều lòng cả bố và con. Vì con gái thích ăn cá hồi, con bố lại thích ăn cá basa. Hai loại cá này kho với nhau cũng hợp lắm!


Cá viên bánh mỳ là món mà chồng tôi thích ăn nhất, hôm nay ngày nghỉ, tôi tranh thủ chiêu đãi luôn cả nhà món ăn ngon mà dễ làm này.

Cá basa sốt me

afamily.vn

Nói đến cá basa em lại nghĩ đến mấy những món với miếng cá trắng nhạt nhẽo. Nhưng thực ra, chịu khó mày mò, em phát hiện ra cách này chế biến này khá ngon và không hề buồn tẻ.


Món cá nướng phải thấm vị chua ngọt và thơm mùi xoài chín, có vị cay nhẹ


Miếng cá basa mềm và béo ngậy trái ngược với lớp áo giòn tan bao ngoài cộng hưởng với vị cam tươi quyến rũ đem lại một thử nghiệm thú vị cho các thành viên trong gia đình.




Cá basa

Cá ba sa, còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng, là loại cá da trơn có trị kinh tế cao, được nuôi tập trung tại nhiều nước trên thế giới.

Phân loại

Theo hệ thống phân loại Tyson Roberts, cá ba sa thuộc họ Pangasiidae, giống Pangasius, loài P. bocourti. Trước đây cá Basa được định danh là Pangasius pangasius (Hamilton) (Mai Đình Yên et al., 1992; Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, 1993), Pangasius nasutus (Blecker) (Kawamoto et al., 1972).


Đặc điểm sinh học

Về ngoại hình, cá ba sa rất dễ phân biệt đối với các loài khác trong họ Cá tra. Thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, lườn tròn, bụng to tích lũy nhiều mỡ, chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá ba sa ngắn hơi tròn, dẹp đứng. Miệng hẹp, chiều rộng của miệng ít hơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm. Dải răng hàm trên to rộng và có thể nhìn thấy được khi miệng khép lại, có 2 đôi râu, râu hàm tren bằng ½ chiều dài đầu; râu hàm dưới bằng 1/3 chiều dài đầu. Răng trên xương khẩu cái là một đám có vết lõm sâu ở giữa và hai đám răng trên xương lá mía nằm hai bên. Có 40-46 lược mang trên cung mang thứ nhất, vây hậu môn có 31-36 tia vây. Răng vòm miệng với dải răng trên xương khẩu cái ở giữa và răng trên xương lá mía ở 2 bên. Chiều cao của cuống đuôi hơn 7% chiều dài chuẩn. Mặt lưng có màu nâu, mặt bụng có màu trắng.


Phân bố

Cá ba sa phân bố rộng ở Myanma, Java, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Cá sống chủ yếu ở những sông rộng nước chảy mạnh (Mai Đình Yên và ctv, 1992). Đây là đối tượng nuôi nước ngọt có sản lượng xuất khẩu lớn nhất hiện nay. Nghề nuôi cá basa trong bè rất phát triển trên thế giới dưới mô hình nuôi mang tính công nghiệp với mật độ cao, năng suất trung bình 130-150 kg/m³/năm. Hiện nay có khoảng 4.000 bè nuôi, sản xuất trên 40.000 tấn/năm. Cá sống đáy ăn tạp thiên về động vật. Tỉ lệ Li/L (chiều dài ruột/chiều dài toàn thân) nhỏ thay đổi theo loại thức ăn từ 1,78 trong tự nhiên đến 2,36 khi nuôi bè.



Cá giống thả nuôi trong bè cỡ 80-150 g/con, được nuôi với khẩu phần cho loài ăn tạp (50% cám, 30% rau, 20% cá và bột cá) sau 10-11 tháng đạt trọng lượng 800-1500 g/con (Phillip). Cá tăng trưởng nhanh trong tự nhiên, một năm tuổi 0,7 kg, hai năm tuổi 1,2 kg, kích cỡ tối đa khoảng gần 1 m, trọng lượng 15-18 kg.


Cá ba sa ở Việt Nam



Ở Việt Nam hai họ chính trong bộ cá trơn được nghiên cứu là họ Pangasiidae và Clariidae.



Họ Pangasiidae có 21 loài thuộc 2 giống: giống Pangasius có 19 loài và giống Helicophagus có 2 loài. Có một loài sống trong nước lợ, 2 loài sống ở biển. Tính ăn của các loài trong họ Pangasiidae thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cá thể.



Trong họ Pangasiidae 2 loài cá ba sa và cá tra là cá nuôi kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt trong hình thức nuôi tăng sản. Hằng năm nghề nuôi cá bè cung cấp hàng ngàn tấn cá ba sa cho thị trường trong nước, thêm vào đó là hàng ngàn tấn nguyên liệu cho thức ăn gia súc. Nếu trong năm 1993 sản lượng nuôi bè ở miền Nam Việt Nam ước lượng vào khoảng 17400 tấn hầu hết là từ các bè nuôi sông Mê Kông, thì chỉ riêng cá ba sa đã chiếm ¾ sản lượng này (13400 tấn). Trong năm 1996 sản lượng loài cá này khoảng 15000 tấn (Phillip Cacot).