Cải thảo
Cải thảo là loại rau mọc nhiều ở miền Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, vào hai mùa xuân và thu, được Việt Nam nhập về trồng ở miền Bắc và Đà Lạt.
Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt, chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả thịt cá.
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện sở dĩ phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản có tỉ lệ ung thư thấp hơn phụ nữ phương Tây là nhờ họ ăn nhiều cải thảo vì trong cải thảo có chất phân giải hormone nữ liên quan tới ung thư vú.
Cải thảo có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, nấu canh với jăm-bông, gà, vịt, xương heo. Cũng có thể lấy lõi bắp cuộn lại ăn sống, muối chua, làm nộm bằng cách trộn dầu giấm như rau xà lách; hoặc nấu lẩu, xào...
Khi chế biến cải thảo, bạn không nên nấu chín quá sẽ làm cải mất độ ngon, giòn và các vitamin dễ tan ở nhiệt độ cao.
Cải trắng
Rau cải bẹ trắng còn tên gọi là rau cải trắng, tiếng Hán gọi là bạch thái, hay bạch giới thái, chứa nhiều chất bổ và vitamin. Hạt cải trắng gọi là bạch giới tử, có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu đờm, thuận khí, trị lao truyền nhiễm, đau phong.
Cải trắng |
Rau cải bẹ trắng chứa nguyên tố vi lượng cùng các hoạt chất thực vật (Phytochemicals) đặc biệt là có lượng vitamin C, chống ôxy hóa mạnh. Các nhà dinh dưỡng học đã chứng minh người lớn nếu một ngày ăn 500g cải trắng, lượng canxi, sắt, carpten và vitamin cầu thiết cho cơ thể sẽ được cung cấp nhiều, giúp đầu óc bình tĩnh, giảm mệt mỏi, giảm cholesterol…
Cải dầu
Rau cải dầu còn gọi là hồ thái, tính mát, vị đắng, giàu can-xi, phốt-pho, sắt, a-xít ni-tríc, vitamin C, ka-li và một số chất khác.
Rau cải dầu có tác dụng hạn chế sinh trưởng đối với sắc tố đen , nhất là sắc tố đen do tia tử ngọai sinh ra. Hormone thực vật có trong rau cải dầu có tác dụng thu hút và bài tiết chất gây ung thư...
Hoa cải dầu |
Những người thường xuyên làm việc bên máy vi tính nên ăn cải dầu thường xuyên, sẽ rất tốt cho thị lực.
Cải củ
Cải củ được trồng lấy lá non luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ. Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng. Có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, xào thịt, muối dưa ăn xổi, làm dưa ăn quanh năm (ngâm trong nước mắm), làm củ cải muối, phơi khô dự trữ để làm dưa góp.
Cải củ |
Trong y học dân tộc, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh về đường hô hấp (ho, hen).
Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng. Hạt dùng chữa chứng phong đờm, thở suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông... Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột.
Đoàn Xuân