Chuối
Trong chuối chứa nhiều magiê, vitamin C, nếu ăn khi đói bạn sẽ có cảm giác cồn cào, khó chịu. Ngoài ra, magiê vào cơ thể lúc đói sẽ phá vỡ cân bằng lượng magiê và sắt, ảnh hưởng không tốt đến thị lực.
Sữa chua
Men lactic có trong sữa chua sẽ dễ bị phân hủy và tác dụng của nó sẽ mất đi rất nhiều khi bạn ăn trong lúc đói bụng. Dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ PH từ 2 trở xuống. Sau khi ăn, dịch vị trong dạ dày loãng ra và độ PH lên đến 4-5. Tốt nhất nên ăn sữa chua trong vòng 2 giờ sau khi ăn cơm.
Đồ uống lạnh
Khi đói, các đồ uống lạnh có thể làm thành dạ dày co lại. Các dung môi tiêu hoá thức ăn có trong dạ dày cũng sẽ bị "tê liệt", không còn khả năng hoạt động. Chính vì vậy khi đói bụng không nên uống nước lạnh, đặc biệt là những người bị viêm dạ dày mãn tính, nên ít uống hoặc không uống nước lạnh.
Tỏi
Trong tỏi có chứa và các nguyên tố vi lượng, chất kháng khuẩn alliin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao, phòng chống ung thư dạ dày và ung thư da, giảm viêm khớp… Thế nhưng ăn tỏi lúc đói sẽ có tác dụng ngược: nó sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày và thành ruột, không tốt bộ phận tiêu hóa.
Quả cà chua
Quả cà chua có chứa nhiều axit, nếu ăn cà chua lúc đói sẽ tạo ra phản ứng giữa axit và các men tiêu hoá có sẵn trong dạ dày, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Khoai tây
Khoai tây chứa nhiều axit và chất nhựa dính. Nếu ăn khi đói sẽ gây cảm giác nóng ruột, rất khó chịu.
Sữa và đậu tương
Các chế phẩm từ sữa và đậu tương rất giàu protein, nếu ăn chúng vào lúc đói, lượng protein này sẽ bị chuyển hoá thành nhiệt lượng tiêu hao. Khi đó, cảm giác đói sẽ không giảm và các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm còn bị lãng phí.
Rượu
Uống rượu khi đói, đặc biệt là rượu mạnh, sẽ dễ bị trúng độc cồn cấp tính, gây nôn, đau dạ dày, thậm chí bị choáng.
Đoàn Xuân (tổng hợp)