Quá nhiều muối: Khi máu chứa quá nhiều sodium (chất trong muối) hơn mức cần thiết, cơ thể sẽ tìm cách đào thải nó. Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều có một mức giới hạn trong việc “tống khứ” muối. Khi giới hạn này bị vượt qua, cơ thể tìm cách hấp thụ nhiều nước hơn, sẽ dẫn đến chứng phù. Điều này có thể gây huyết áp cao và nếu không được chẩn đoán, có thể dẫn đến suy thận.
Quá ít muối: Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn không mắc bất cứ chứng bệnh nào. Hàm lượng sodium thấp có thể gây mất nước, mệt mỏi, chuột rút và suy nhược. Tất cả điều này có thể gây hại cho tim.
Giảm muối hiệu quả bằng cách nào? Một gam muối (khoảng 1/4 muỗng cà phê) cung cấp khoảng 373 mg chất sodium. Vì thế, những ai bị chứng tăng huyết áp hoặc mắc bệnh thận cần phải xem lượng muối hấp thụ mỗi ngày. Tùy theo tình hình sức khỏe, bác sĩ sẽ khuyên bạn hạn chế lượng sodium.
Ngoài ra, kali là chất không “đội trời chung” với sodium. Do đó, một chế độ dinh dưỡng có hàm lượng cao kali (trái cây, rau củ, nước dừa…) có thể giúp điều chỉnh hàm lượng sodium trong cơ thể.
Theo Thanh niên