Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét. Hoa màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3-7 cm, chứa 1-4 hạt, và quả (củ) thường dấu xuống đất để phát triển.
Hạt lạc (nhân lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipit, protein, chất dầu béo, can xi, phốt pho, sắt... Theo nghiên cứu, các chất trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão hoá phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển, giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, làm giảm cholesterol trong máu, Màng bọc ngoài (vỏ lụa) của nhân lạc có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu.
Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo, có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng chữa ho, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, ít sữa, viêm dạ dày mạn tính,...
Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ lạc:
Thiếu máu do huyết hư: Hạt lạc cả vỏ lụa 15g nấu với nước, chia làm 2 lần, ăn trong ngày. ăn liên tục 1 tháng sẽ có kết quả tốt.
Bổ khí huyết, tăng tiết sữa (do khí huyết kém): Hạt lạc cả vỏ lụa 50g, nấm hương 20g, 1 cái chân giò nhỏ, thái miếng lấy phần nhiều thịt nạc, ít mỡ, hầm nhừ, cách ngày ăn một lần. ăn khoảng 7-10 lần
Chữa đau họng, khản tiếng: 100g lạc nhân cả vỏ lụa nấu cho nước vào nấu chín, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. ăn liên tục 10-15 ngày.
Hen suyễn: Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu15g, đường phèn 15g, sắc kỹ, chia làm 2-3 lần ăn trong ngày, khi ăn có thể ăn cả lá dâu hoặc bỏ lá dâu. Dùng 1 tháng.
|
Loét dạ dày và hành tá tràng:
- Lạc nhân 100g, nấu lẫn với thịt lợn hoặc trứng gà để ăn. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, nửa giờ sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục như vậy 1-2 tuần là thấy rõ kết quả.Tăng huyết áp: Vỏ cứng củ lạc, mỗi lần 00g, sắc uống thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp.