Bên cạnh đó chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Theo y học cổ truyền, có rất nhiều món ăn bài thuốc giúp cho bồi bổ trí não.
Sau đây là một số món ăn bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Chữa chứng hay quên: Trứng chim câu 5 quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g và đường phèn 25g hấp cách thủy, ăn mỗi ngày 2 lần, một liệu trình dùng 5-7 ngày. Trứng chim bồ câu, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận dưỡng tâm, thường được dùng làm thức ăn cho những người mất ngủ hay quên, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi... do tâm thận hư yếu.
Bài 2: Bồi bổ hư nhược và làm khỏe tinh thần: long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu thành cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 -15ml. Theo y học cổ truyền long nhãn có vị ngọt, tính ấm, có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não ích trí.
Kỷ tử hầm hoài sơn, não lợn.
|
Bài 3: Giúp tăng cường trí nhớ: Lấy kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, đem hấp cách thủy ăn; hoặc lấy kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, não lợn 1 bộ, hấp cách thủy ăn; hay kỷ tử 20g, hồng táo 6 quả, trứng gà 2 quả, tất cả đem nấu chín, sau đó bóc bỏ vỏ trứng rồi đun thêm 15 phút nữa là được, chế thêm gia vị ăn nóng, mỗi tuần 2 lần. Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, làm sáng mắt và nhuận tràng.
Bài 4: Chủ trị ăn không ngon miệng, đại tiện phân lỏng, tâm phiền mất ngủ: Lấy 20g hạt sen, xay thành bột mịn hoặc bột to, cho vào nồi cùng gạo tẻ đã vo sạch, cho thêm 5-7 quả táo đỏ, đổ nước vừa phải. Đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi sánh thì cho thêm chút đường trắng vào, ăn điểm tâm, bữa sáng hoặc tối đều được. Hạt sen có tác dụng giúp đường ruột co lại, và còn kiện tỳ giúp ăn ngon miệng. Táo đỏ bổ tỳ vị, củng cố đường ruột. Hai thứ dùng kết hợp phù hợp với những người tỳ vị hư nhược.
Viễn chí.
|