- 06/12/2013 16:26 - 612 lượt xem
- Thích | 0 yêu thích
- Chia sẻ
- 0 bình luận
Để khử hoặc giữ mùi
Khi nấu các món ăn có nhiều chất tanh, bạn cần cho nhiều gia vị có thể khử mùi. Trong trường hợp này, chất cay sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Ngược lại, khi chế biến các món ăn từ thực liệu là thịt gà, thịt vịt hay các loại rau thì cần giữ nguyên chất thơm ngon đặc biệt của từng loại thực phẩm, bạn không được cho nhiều gia vị để giữ được mùi vị riêng của chúng.
2. Phù hợp với cách chế biến thức ăn
Tùy cách chế biến từng món ăn mà bạn phải lựa chọn gia vị cho phù hợp. Gia vị của món ninh hay hầm khác hẳn với món quay hoặc rán. Bạn không thể cho các loại bột tẩm vào trong món quay hay rán vào nồi thức ăn đang được xào hoặc ninh hầm được.
3. Phù hợp với khẩu vị của mọi người
Một bữa ăn thành công là khi mỗi người thưởng thức cảm thấy thích và hài lòng, là đáp ứng được khẩu vị của từng cá nhân. Vì vậy, ngoài việc căn cứ vào khẩu vị chung, bạn cũng cần lưu ý khẩu vị riêng của mỗi thành viên trong gia đình. Có người thích cay, người thích chua, người lại thích ngọt... để điều chỉnh tăng giảm các loại gia vị cho phù hợp.
4. Dùng gia vị theo thời tiết
Thử tưởng tượng giữa cái nắng nóng oi ả của mùa hè, bạn được phục vụ một bát canh thật nóng với thật nhiều gia vị cay. Điều đó chỉ khiến bạn từ chối món ăn mà thôi. Vẫn biết, nghệ thuật ẩm thực ở mỗi vùng miền và thời tiết chính là yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt này.
Thời tiết đã "can thiệp" khá nhiều vào khẩu vị của con người, vì thế bạn phải căn cứ vào thời tiết để sử dụng gia vị cho hợp lý. Trời mùa đông, bạn nên thiên về các món ăn như cay, ngọt... Khi nắng nóng bạn chỉ cần làm các món ăn thanh, nhẹ, mát dễ tiêu như luộc, hầm, nấu canh với vị chua chua.
5. Cách sử dụng mì chính
Theo một số nghiên cứu khoa học thì bạn chỉ nên sử dụng mì chính khi nước nóng khoảng 700-800C, ở nhiệt độ này, mì chính sẽ tan tốt nhất. Nếu cho mì chính vào món ăn đang ở mức nóng quá, mì chính sẽ biến thành chất có hại. Các món nguội ăn sống như rau trộn, nộm không nên cho mì chính vì nhiệt độ thấp mì chính khó tan và hầu như không có tác dụng.
Các món hấp, luộc, xào, tái và các loại nhân bánh cũng không nên cho mì chính để tránh trong quá trình gia nhiệt sẽ làm mì chính biến thành chất gây hại. Cần nhớ là không nên lạm dụng mì chính trong các món ăn vốn có độ ngọt như cá, tôm, vịt... bởi mì chính sẽ làm giảm đi mùi vị thơm ngon vốn có của chúng.