Bếp gia đình

bibo
Đầu bếp: bibo

Chuyên gia nấu ăn

"Bi & Bo"

bibo đã gửi 33 công thức món ăn & 46 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Bếp trưởng Phạm Ngọc Tuân

Khỏe khoắn với dáng vóc cao to, mắt cười, miệng nói, đôi tay thoăn thoắt, anh Tuân khiến người tiếp xúc thấy thoải mái và cảm nhận  được nhiệt huyết, sự say mê với nghề của anh chàng đầu bếp vui tính này. 


Bước rẽ đầy cơ duyên


Tới với nghề đầu bếp có lẽ là bước rẽ đầy cơ duyên của chàng thủ môn đá banh một thời của đội tuyển Nam Định Phạm Ngọc Tuân. Qua lời anh Tuân chia sẻ, chúng tôi mới biết rằng anh là thủ môn chính và liên tục thi đấu trong đội tuyển U14, U16, U18 và U21 của Nam Định. Rất tiếc là đang trong thời kỳ đỉnh cao phong độ và sung sức nhất, anh Tuân gặp chấn thương nghiêm trọng ở chân. Vậy là chàng thủ môn trẻ phải chấm dứt sự nghiệp thi đấu đầy hứa hẹn trong sự nuối tiếc.


Trong thời gian bình phục sức khỏe, tranh thủ làm việc trong của hàng phục vụ đồ sáng bún phở Nam Định của gia đình, anh Tuân đã suy nghĩ nhiều hơn về sự lựa chọn nghề ổn định tương lai cho mình: “Dù sao nghề phục vụ ăn uống cũng là nghề truyền thống của gia đình nên theo đuổi công việc này cũng sẽ không quá mới lạ hơn nữa kinh  nghiệm của mẹ anh cho thấy “giàu nhà kho, no nhà bếp”. Và cũng như các đồng nghiệp khác, anh Tuân đã bắt đầu sự nghiệp đầu bếp từ cái nôi đào tạo - trường Nghiệp vụ ăn uống di lịch Hà Nội. Anh Tuân chia sẻ: “Điều đáng quý nhất là trong cái rủi, mình vẫn tìm được con đường mới thật sự phù hợp với điều kiện, sức khỏe và sở thích của mình.”


Kỹ tính trong công việc


Cởi mở là vậy nhưng trong công việc, anh Tuân nhận mình là người khá kỹ tính với lý do thật giản đơn: “Không ai khác, mình là bếp trưởng, là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng món ăn. Vì vậy, mình không muốn bị mất uy tín trước người quản lý và các nhân viên trong tổ bếp.” Không những thế, “tai nạn nghề nghiệp” đầu tiên khi mới bước vào nghề đối với anh Tuân cũng là bài học quý báu. Được giao nhiệm vụ đục hộp ngô để làm món ngô chiên nhưng do thao tác chưa chuẩn, anh Tuân không những không đục được hộp ngô mà còn bị đứt tay. Xấu hổi, ngại ngùng, từ đó, anh Tuân làm gì cũng phải để ý và cẩn thận từng thao tác nhỏ để không gây nguy hiểm cho mình và không ảnh hưởng tới tiến trình công việc.


Anh tự nhận mình có một chút nổi bật là có thể cảm quan đồ ăn chính xác nhất định. Khi nếm món ăn, dù không chính xác hoàn toàn nhưng đầu bếp Tuân cũng nhận biết được phần lớn các nguyên liệu, gia vị làm món đó. “Có lẽ ông trời thương cho mình khả năng này để theo đuổi sự nghiệp đầu bếp”, anh Tuân cười tếu.


Vì thế, nên anh Tuân chú trọng nhất tới yêu cầu về mặt cảm quan và mùi vị của món ăn. Món ăn sau khi chế biến xong phải đạt được những yêu cầu riêng của từng món. Có như thế, thực khách mới có thể cảm nhận được hết cái tinh túy và hương vị của món ăn. Anh Tuân chỉ vào món tôm đang chuyển hồng trong lò nướng giải thích: “Sau khi ra khỏi lò, món nướng phải có màu rám, thơm mà không mất mùi; với món lẩu hải sản thì nước phải chua, cay… để át đi mùi tanh của hải sản...” Anh Tuân cũng cho rằng: “đối với tôi, những người đầu bếp có tài, có tâm thì món ăn của họ sẽ rất chuẩn sát với những yêu cầu của những đứa con tinh thần đó”.


Dù bận công việc bận ở nhà hàng nhưng có lẽ anh Tuân là một trong những đầu bếp hiếm hoi vẫn tranh thủ thời gian, cố gắng để tham gia và vào bếp trong các bữa họp mặt, tiệc gia đình. Khi đó, anh được giao toàn quyền vì ai cũng “ỉ lại” rằng: “Tuân không làm thì chẳng ai có thể nấu ngon được như thế!’”



 

Từ thủ môn đến đầu bếp:


Đã từng là tuyển thủ đá banh của U14, 16, 18, 21 Nam Định

Sở thích: Thể thao, đá banh

Thời gian rỗi: Nghỉ ngơi, uống cà phê

Món ăn yêu thích: Phở Nam Định

Các nhà hàng đã từng làm việc: NH Ericssion, NH Sông Hồng, NH Legend Bia. Hiện nay: NH Sochu.

 
Bạn hãy cùng vào bếp với bếp trưởng Phạm Ngọc Tuân với món Tôm nướng cay nhé

Các bài liên quan