- 27/05/2010 11:50 - 3602 lượt xem
- Thích | 2 yêu thích
- Chia sẻ
- 0 bình luận
Quà của biển
Chúng ta có biết bao nhiêu kỷ niệm gắn với thời sinh viên. Đó là những kỷ niệm về thầy cô, về bạn bè, về mái trường. Còn với bạn đọc Phạm Thị Ngọc Anh hiện công tác tại TT Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm Hà Nội thì kỷ niệm đáng nhớ nhất của thời sinh viên đó là kỳ thực tập tại huyện đảo Vân Đồn, nơi bạn được sống trong tình cảm ấm áp của một gia đình mến khách và được thưởng thức món Gỏi sứa mát lành.
Từ nhỏ, tôi chưa bao giờ phải sống xa nhà cho đến khi tôi đi thực tập năm cuối Đại học. Nơi khóa học tôi thực tập là một hòn đảo thuộc tỉnh Quảng ninh. Sau khóa thực tập, Huyền bạn thân của tôi rủ về nhà. Huyền sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quan lạn Vân Đồn một huyện đảo nghèo của tỉnh Quảng Ninh. Tôi còn nhớ như in mỗi chiều khi ánh hoàng hôn rơi xuống, tôi cùng Huyền rủ nhau đi dạo trên bờ biển ngắm nhìn những đợt sóng xô bờ, những đám mây bồng bềnh trôi trên nền trời xanh. Nhìn những đứa trẻ chân trần chạy trên triền cát nhặt những vỏ sò, vỏ ốc đùa chơi với sóng biển trông chúng thật hồn nhiên trong trẻo. Xa xa từng đoàn thuyền đánh cá về bến sau một ngày lênh đênh trên biển. Huyền nói thuyền đó chở đầy sứa vì khoảng tháng tư, tháng năm dương lịch khi gió Nam thổi về là mùa sứa nổi lên. Hàng nghìn người dân nghèo ở đảo lên thuyền đi vớt sứa. Tôi thấy những con sứa thân tròn trong suốt như thủy tinh và mềm như chiếc lá.
Tôi và Huyền về nhà cũng là lúc mẹ Huyền đang chuẩn bị làm món gỏi sứa. Bác bảo sứa mới bắt về ăn ngay thịt mềm sẽ không giòn, không ngon. Bác mua sứa từ chiều rồi ướp nước phèn và muối vài tiếng đồng hồ cho con sứa nhỏ lại lúc đó thịt mới săn và giòn. Tôi xuống bếp giúp bác nấu bữa chiều. Biết tôi học chuyên ngành thực phẩm, muốn khám phá món ăn mới lạ bác càng hào hứng chỉ bảo.
Mẹ Huyền nói chỗ ngon nhất là phần chân sứa. Theo lời bác dạy tôi rửa nhiều lần nước cho thật kỹ, xắt chân sứa hình con chì và để ráo. Sau đó bác trụng sứa qua một lần nước gần sôi, để thật ráo rồi mới đưa vào trộn. Nước trộn với sứa bác pha rất khéo. Vị chua chua ngọt ngọt của nước mắm, chanh, đường. Vị cay của ớt, vị thơm của tỏi. Tưởng rằng đơn giản nhưng để làm được nước pha ngon hài hoà các vị như thế đòi hỏi phải có sự tinh tế và khéo léo. Những miếng sứa hình con chì trắng như thạch hòa vào nước mắm. Sứa được để ngấm 30 phút. Thêm rau ngò, rau răm, rau húng rửa sạch, ớt đỏ, đậu phộng rang chín đập giập… đĩa gỏi trông như một bức tranh nhiều màu sắc. Bác nói có người không biết ăn sứa nhưng khi ăn rồi thì không sao quên được mùi vị của nó mà không một loại hải sản nào có được. Đó là cảm giác giòn giòn man mát của sứa, mùi nước biển, mùi muối, mùi rong biển tạo nên vị đặc trưng của gỏi sứa. Miếng sứa giòn giòn hòa quyện với đậu phộng rất bùi cộng với vị cay cay của ớt kết hợp vị của các loại rau thơm ngon đến tuyệt. Bữa cơm chiều được dọn bên hiên nhà đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng khó quên.
Dư vị món gỏi sứa và hình ảnh hoa bưởi rơi ngoài vườn còn lưu mãi trong tôi mỗi khi nhớ về vùng quê thanh bình và yên ả ở huyện đảo Vân Đồn. Giờ đây gỏi sứa là đặc sản ở các nhà hàng nhưng với riêng tôi món gỏi sứa năm nào do mẹ Huyền chế biến vẫn là món ăn ngon và độc đáo nhất. Để mỗi khi những cơn gió Nam thổi về, tôi lại cảm nhận được mùi vị thơm ngon, giòn giòn đặc trưng của món gỏi sứa Vân Đồn.
Chúng ta có biết bao nhiêu kỷ niệm gắn với thời sinh viên. Đó là những kỷ niệm về thầy cô, về bạn bè, về mái trường. Còn với bạn đọc Phạm Thị Ngọc Anh hiện công tác tại TT Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm Hà Nội thì kỷ niệm đáng nhớ nhất của thời sinh viên đó là kỳ thực tập tại huyện đảo Vân Đồn, nơi bạn được sống trong tình cảm ấm áp của một gia đình mến khách và được thưởng thức món Gỏi sứa mát lành.
Từ nhỏ, tôi chưa bao giờ phải sống xa nhà cho đến khi tôi đi thực tập năm cuối Đại học. Nơi khóa học tôi thực tập là một hòn đảo thuộc tỉnh Quảng ninh. Sau khóa thực tập, Huyền bạn thân của tôi rủ về nhà. Huyền sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quan lạn Vân Đồn một huyện đảo nghèo của tỉnh Quảng Ninh. Tôi còn nhớ như in mỗi chiều khi ánh hoàng hôn rơi xuống, tôi cùng Huyền rủ nhau đi dạo trên bờ biển ngắm nhìn những đợt sóng xô bờ, những đám mây bồng bềnh trôi trên nền trời xanh. Nhìn những đứa trẻ chân trần chạy trên triền cát nhặt những vỏ sò, vỏ ốc đùa chơi với sóng biển trông chúng thật hồn nhiên trong trẻo. Xa xa từng đoàn thuyền đánh cá về bến sau một ngày lênh đênh trên biển. Huyền nói thuyền đó chở đầy sứa vì khoảng tháng tư, tháng năm dương lịch khi gió Nam thổi về là mùa sứa nổi lên. Hàng nghìn người dân nghèo ở đảo lên thuyền đi vớt sứa. Tôi thấy những con sứa thân tròn trong suốt như thủy tinh và mềm như chiếc lá.
Tôi và Huyền về nhà cũng là lúc mẹ Huyền đang chuẩn bị làm món gỏi sứa. Bác bảo sứa mới bắt về ăn ngay thịt mềm sẽ không giòn, không ngon. Bác mua sứa từ chiều rồi ướp nước phèn và muối vài tiếng đồng hồ cho con sứa nhỏ lại lúc đó thịt mới săn và giòn. Tôi xuống bếp giúp bác nấu bữa chiều. Biết tôi học chuyên ngành thực phẩm, muốn khám phá món ăn mới lạ bác càng hào hứng chỉ bảo.
Mẹ Huyền nói chỗ ngon nhất là phần chân sứa. Theo lời bác dạy tôi rửa nhiều lần nước cho thật kỹ, xắt chân sứa hình con chì và để ráo. Sau đó bác trụng sứa qua một lần nước gần sôi, để thật ráo rồi mới đưa vào trộn. Nước trộn với sứa bác pha rất khéo. Vị chua chua ngọt ngọt của nước mắm, chanh, đường. Vị cay của ớt, vị thơm của tỏi. Tưởng rằng đơn giản nhưng để làm được nước pha ngon hài hoà các vị như thế đòi hỏi phải có sự tinh tế và khéo léo. Những miếng sứa hình con chì trắng như thạch hòa vào nước mắm. Sứa được để ngấm 30 phút. Thêm rau ngò, rau răm, rau húng rửa sạch, ớt đỏ, đậu phộng rang chín đập giập… đĩa gỏi trông như một bức tranh nhiều màu sắc. Bác nói có người không biết ăn sứa nhưng khi ăn rồi thì không sao quên được mùi vị của nó mà không một loại hải sản nào có được. Đó là cảm giác giòn giòn man mát của sứa, mùi nước biển, mùi muối, mùi rong biển tạo nên vị đặc trưng của gỏi sứa. Miếng sứa giòn giòn hòa quyện với đậu phộng rất bùi cộng với vị cay cay của ớt kết hợp vị của các loại rau thơm ngon đến tuyệt. Bữa cơm chiều được dọn bên hiên nhà đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng khó quên.
Dư vị món gỏi sứa và hình ảnh hoa bưởi rơi ngoài vườn còn lưu mãi trong tôi mỗi khi nhớ về vùng quê thanh bình và yên ả ở huyện đảo Vân Đồn. Giờ đây gỏi sứa là đặc sản ở các nhà hàng nhưng với riêng tôi món gỏi sứa năm nào do mẹ Huyền chế biến vẫn là món ăn ngon và độc đáo nhất. Để mỗi khi những cơn gió Nam thổi về, tôi lại cảm nhận được mùi vị thơm ngon, giòn giòn đặc trưng của món gỏi sứa Vân Đồn.