- 25/05/2010 12:17 - 4641 lượt xem
- Thích | 6 yêu thích
- Chia sẻ
- 7 bình luận

Ngày xưa thiệt là xưa, khi mình được đọc cuốn truyện "Chú bé Thất Sơn" của anh Phạm Công Luận, mình đã ước một lần được ăn những món ăn dân dã như khoai mì luộc nước dừa xiêm, thoa mỡ hành; cá rô đồng kho mỡ; cá nướng cuốn bánh tráng, chấm nước mắm me, .... Hình như đó cũng là cuốn sách đầu tiên mình đọc về ẩm thực, cũng gieo vào lòng mình một ...tâm hồn ăn uống từ đó.
Hồi nhỏ, mình cứ tưởng Thất Sơn là tên 1 ngọn núi nhưng kì thực Thất Sơn là một dãy những ngọn núi lớn nhỏ, độ chừng bảy ngọn chính và lớn, thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, An Giang. Trong "Những Trang sử về An Giang" xuất bản năm 1984, đã kể tên bảy Núi chính là: Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn).
em thút thít lòng em hoa trắng tím
ta cũng ngán chút hương thầm kỷ niệm
bởi sầu đông là gốc gác sầu đâu"
(Hoàng Lộc)
Gỏi sầu đâu gồm khô cá lóc nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ, trứng luộc trang trí, xoài sống bằm sợi, cà chua và lá sầu đâu xanh mướt mắt. Gỏi được trộn bằng nước mắm me sền sệt, chua chua, ngọt ngọt.

Ai ăn lần đầu sẽ thấy hơi khó ăn, bởi lá sầu đâu có vị đắng rất gắt, không phải kiểu đắng dịu như khổ qua. Ví đắng này tồn tại trên đầu lưỡi đến miếng cuối cùng, nhưng để ý kĩ sẽ thấy vị ngọt từ từ thấm dần trong dịch vị. Sầu đâu, đắng trước, dịu sau, nên người ta mới hay nói lá sầu đâu có vị ngọt hậu là như thế.
Sầu đâu đặc biệt hợp vị với khô cá lóc, khô cá sặc nướng, vàng, thơm lừng. Cắn một miếng khô, kèm một nhúm lá sầu đâu, mấy cọng xoài sống, quết vào chén mắm me sền sệt, mới thấy hết thi vị của cuộc đời này, mặn, đắng, chua, ngọt, bùi, .... Cắn một miếng, lại thèm cắn thêm miếng nữa ...

Giữa buổi chiều hè ấy, ngồi trước bến sông nhà, mấy làn gió mát theo con nước đưa lên, thoảng nhẹ hương trong lành của gió, đĩa gỏi sầu đâu thấy gắp hoài mà chưa vơi, ....Như cuộc đời con người, số phận cứ run rủi cho ta hết cay đắng lại đến ngọt bùi, hết đau khổ sẽ đến được với bến bờ yêu thương. Ngẫm trong lòng, cái đau nào rồi cũng sẽ qua, cũng sẽ còn là kỉ niệm, như hương vị món gỏi sầu đâu này đây, sẽ mãi là kỉ niệm ngọt lành về miền đất An Giang chân chất.
Hồi nhỏ, mình cứ tưởng Thất Sơn là tên 1 ngọn núi nhưng kì thực Thất Sơn là một dãy những ngọn núi lớn nhỏ, độ chừng bảy ngọn chính và lớn, thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, An Giang. Trong "Những Trang sử về An Giang" xuất bản năm 1984, đã kể tên bảy Núi chính là: Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn).
- Khi về vùng Bảy Núi, An Giang này mình được đãi môt món dân dã mà vô cùng đặc trưng ở đây, gỏi sầu đâu. Cây sầu đâu thật ra có nhiều ở Long Xuyên hơn. Sầu đâu có hoa màu trắng tím, nhiều người bảo đó là cây xoan, nhưng mình không nghĩ vậy, mình nghĩ nó là cây cùng họ gỗ với xoan thôi. Lá sầu đâu nhỏ, mỏng, mọc đối xứng qua cuống y như lá me, nhưng to hơn lá me. Hoa sầu đâu đẹp mong manh và rất thanh tú. Phải chăng từ đó có biết bao câu thơ dễ thương đã ra đời:
em thút thít lòng em hoa trắng tím
ta cũng ngán chút hương thầm kỷ niệm
bởi sầu đông là gốc gác sầu đâu"
(Hoàng Lộc)
Gỏi sầu đâu gồm khô cá lóc nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ, trứng luộc trang trí, xoài sống bằm sợi, cà chua và lá sầu đâu xanh mướt mắt. Gỏi được trộn bằng nước mắm me sền sệt, chua chua, ngọt ngọt.

Ai ăn lần đầu sẽ thấy hơi khó ăn, bởi lá sầu đâu có vị đắng rất gắt, không phải kiểu đắng dịu như khổ qua. Ví đắng này tồn tại trên đầu lưỡi đến miếng cuối cùng, nhưng để ý kĩ sẽ thấy vị ngọt từ từ thấm dần trong dịch vị. Sầu đâu, đắng trước, dịu sau, nên người ta mới hay nói lá sầu đâu có vị ngọt hậu là như thế.
Sầu đâu đặc biệt hợp vị với khô cá lóc, khô cá sặc nướng, vàng, thơm lừng. Cắn một miếng khô, kèm một nhúm lá sầu đâu, mấy cọng xoài sống, quết vào chén mắm me sền sệt, mới thấy hết thi vị của cuộc đời này, mặn, đắng, chua, ngọt, bùi, .... Cắn một miếng, lại thèm cắn thêm miếng nữa ...

Giữa buổi chiều hè ấy, ngồi trước bến sông nhà, mấy làn gió mát theo con nước đưa lên, thoảng nhẹ hương trong lành của gió, đĩa gỏi sầu đâu thấy gắp hoài mà chưa vơi, ....Như cuộc đời con người, số phận cứ run rủi cho ta hết cay đắng lại đến ngọt bùi, hết đau khổ sẽ đến được với bến bờ yêu thương. Ngẫm trong lòng, cái đau nào rồi cũng sẽ qua, cũng sẽ còn là kỉ niệm, như hương vị món gỏi sầu đâu này đây, sẽ mãi là kỉ niệm ngọt lành về miền đất An Giang chân chất.
ooosunriseooo
18:03 25/05/2010Có những thời khắc không bao giờ quay lại, đó chính là kỉ niệm. Hương vị cũng khó lòng tìm lại được nên ngay lúc thưởng thức phải mở hết giác quan và tấm lòng ra để thưởng thức, nhỉ? Dara viết hay quá hà! ;-)
ironmanvn
18:06 25/05/2010Chú bé Thất Sơn có cùng thời với Hoa trên sỏi không nhỉ?
nguyetamuro
18:10 25/05/2010Cái này là đi từ thiện ở An Giang nên về có tư liệu thực tế phải hôn? ^^
dara
18:50 25/05/2010- ooosunriseooo: cám ơn bạn nha, mình viết theo cảm nghĩ của mình thôi hà
- ironmanvn: ui, đúng rồi anh ạ (man!!!), 2 truyện này cùng đạt giải C trong cuộc vận động sáng tác văn học thiếu nhi vì tương lai đất nước năm 93 nè. Hoa trên sỏi của Huỳnh Văn Mỹ - nguyetamuro: chùi ui, chị thăm face của em rồi hả, cám ơn chị nhiều nhiều nha. À, chị nhìn trong hình rất là trẻ luôn
yeubepgiadinh
21:03 25/05/2010Cảm ơn dara đã chia sẻ những khám phá ẩm thực thú vị của mình trên website bepgiadinh. Bếp Gia Đình rất thích bài viết của bạn vì nó được viết rất thật và tình cảm.
Các bạn nghĩ sao nếu Bếp Gia Đình chọn lựa bài viết này của bạn dara cho chuyên mục Khám phá của tờ in?
:)
dara
09:56 26/05/2010cám ơn bepgiadinh nha, rất vui nếu bep thấy thích bài viết của mình, mong rằng báo ngày càng hay hơn, thu hút nhiều độc giả hơn nữa.
MeoMap66
20:26 08/06/2010Ngon quá đi