đám cưới, ảnh cưới, áo cưới trang trí nhà, gia đình, sức khỏe, làm đẹp nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ

Search form

Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

conyeubo
Đầu bếp: conyeubo

Biết nấu ăn

conyeubo đã gửi 0 công thức món ăn & 9 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Có thể nói, gần đây, vị umami đang được nhiều người biết đến. Đây là một vị rất phổ biến và quen thuộc với chúng ta.

Từ xưa, người ta thường chỉ biết đến các vị như ngọt, chua, mặn, đắng, cay,… Tuy nhiên, đến năm 1908, thế giới vị đã được bổ sung thêm vị umami – vị ngọt thịt đặc trưng được khám phá bởi giáo sư Kikunae Ikeda, Trường Đại học Hoàng gia Tokyo, Nhật Bản.

Món dashi, nước dùng truyền thống của người Nhật Bản, cũng chính là khởi nguồn cho khám phá của giáo sư Ikeda. Nước dùng dashi rất đậm đà vị umami bởi chính hàm lượng glutamate dồi dào trong nguyên liệu chế biến là tảo biển.

Thật ra, vị umami không phải chỉ tồn tại trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản mà nó còn tồn tại trong nhiều nền ẩm thực khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bởi vì glutamate, 1 loại axít amin cũng là chất tạo vị umami, có mặt trong nhiều nguyên liệu tự nhiên như các loại rau củ quả, thịt, hải sản hay thực phẩm lên men như nước tương, nước mắm, bột ngọt… vẫn thường được dùng để chế biến món ăn hàng ngày.

Xin giới thiệu với bạn một vài món ăn đậm đà vị umami. Nếu yêu thích món Nhật Bản, hãy cảm nhận vị umami qua món dashi hay món súp miso với nguyên liệu giàu vị umami là miso (xốt tương) và tảo biển. Gần gũi hơn, với món ăn Việt Nam, bạn có thể thưởng thức vị umami có trong nước dung của các món phở, bánh canh, hủ tiếu,…Ngoài ra, phải kể đến món ăn được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới – món bánh pizza. Với sự kết hợp của 3 nguyên liệu giàu glutamate (pho mát, thịt xông khói và xốt cà chua), pizza cũng tạo nên vị rất umami đậm đà cho thực khách.

 

Chuyên gia Ẩm thực Vương Thị Thắng 
Nguyên Trưởng Bộ môn Chế biến Món ăn
      
   Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Các bài liên quan