đám cưới, ảnh cưới, áo cưới trang trí nhà, gia đình, sức khỏe, làm đẹp nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ

Search form

Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

chefnhan
Đầu bếp: chefnhan

Đầu bếp tài năng

Yêu Bếp : )

chefnhan đã gửi 29 công thức món ăn & 40 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Bếp điện thế hệ mới cho bà nội trợ sành điệu

 

Ngày nay có nhiều loại “ông Táo” điện như bếp từ, bếp điện… và mới hơn là bếp điện quang (halogen).

Mỗi bếp có ưu khuyết điểm khác nhau, từ đó, với các nhà chuyên môn cũng như qua sử dụng thực tế của các bà nội trợ mới có nhiều vấn đề cần quan tâm.

Bếp điện từ

Làm nóng bằng cảm ứng của sóng điện từ, nên nhiệt lượng được khai thác triệt để cho việc nấu nướng. Trung bình nấu khoảng 1,5 lít nước trong ba phút nhiệt độ đã đạt đến 100 độ C sẽ tiêu thụ khoảng 0,4kWh điện.

Bà Ngọc Hương ở quận 10 nhận xét: hạn chế là bếp điện từ thông dụng chỉ có loại một bếp đơn, còn dạng bếp đôi hoặc ba… hoặc thiết kế âm trên quầy cho nhà bếp thì giá quá cao, khoảng 15 – 35 triệu đồng/bộ từ 2 – 4 bếp. “Trong khi nấu ăn với bếp điện từ nếu lơ là một chút có thể trở thành thảm hoạ, chẳng hạn luộc rau, kho thịt, cá… mà quên tắt bếp trong khoảng 5 – 10 phút thì nguy cơ cháy khét xảy ra”. Bếp điện từ rất kén nồi, chỉ dùng với nồi đáy phẳng bằng inox nhiễm từ, sắt tráng men, thuỷ tinh có sợi kim loại.
 
Hiện nay bếp điện từ dùng phổ biến và chủ yếu để phục vụ cho những buổi tiệc ngay tại bàn ăn. Theo các nhà chuyên môn, nếu dùng để nấu ăn chính cho cả gia đình thì hay hư hỏng lặt vặt bởi bếp sử dụng công suất lớn, đòi hỏi nguồn điện ổn định.
 
Bếp điện quang (halogen hoặc hồng ngoại)
 
Bếp điện quang hay còn gọi là bếp halogen – bếp hồng ngoại xuất hiện trong một năm trở lại đây. Bếp có hình dáng giống bếp điện từ nên hay bị nhầm lẫn, tuy nhiên về nguyên tắc tạo nhiệt thì khác. Ông Nguyễn Công Quyến, giám đốc kinh doanh loại bếp halogen Rubiluck cho biết, để tạo nhiệt bên dưới mặt kiếng của bếp, nhà sản xuất sử dụng hai bóng đèn halogen công suất cao. Phía trên của hai bóng đèn này là một mặt nhôm được thiết kế với những góc hội tụ ánh sáng có tác dụng hắt ánh sáng hồng ngoại gia nhiệt lên mặt kiếng bên trên. Như vậy nhiệt lượng sẽ tạo ra trên mặt kiếng của bếp.

Về ưu điểm thì bếp halogen có lợi thế là dùng được với tất cả các loại nồi thông dụng trong gia đình, không kén nồi như bếp điện từ. Về khả năng khai thác nhiệt lượng thì 8/10 so với bếp điện từ. Chẳng hạn cần đun sôi một lít nước trong nồi đặt trên bếp điện từ cần khoảng ba phút thì bếp halogen chậm hơn khoảng 30 giây, nhưng vẫn nhanh hơn bếp điện mất khoảng năm phút. Do sử dụng mặt kiếng nên cách nấu nướng của bếp cũng tiện hơn, như làm được những món nướng trực tiếp trên mặt kính bếp.

Ông Văn Lý, trưởng bộ phận kỹ thuật của trung tâm Fimexcare nhận xét: “Bếp halogen cũng có nhược điểm là khi nấu nướng xong, nhiệt lượng ở giữa bếp còn nóng nên không được chạm tay vào”. Mặt bên dưới bếp có dùng một quạt hút không khí để giải nhiệt trong quá trình nấu, quạt này lâu ngày bám bụi và nếu đặt trên bàn ăn trong buổi tiệc “thì lại thổi bụi vào các thực phẩm khác”.
 
Xét về độ bền thì bếp halogen ít hư hỏng hơn bếp điện từ bởi mạch điều khiển của bếp ổn định hơn, nhưng lại dùng bóng đèn đốt nóng, “tuổi thọ khoảng 2.500 giờ, nếu hư bóng đèn thì phải thay bóng khác, mỗi lần thay bóng đèn khoảng 30.000 đồng/cái”.

Ngoài hai loại bếp trên, bếp điện đang được một số người tiêu dùng lựa chọn. Chị Mỹ Sương, quận Phú Nhuận – người đã từng sử dụng bếp điện ba năm nay, nhận xét: “Bếp điện nấu ăn cũng được tám phần so với bếp gas. Tuy nhiên, mặt bếp thiết kế phẳng nên đối với những món xào, hoặc đổ bánh xèo trên những loại chảo có đáy cong thì khó nấu nướng hơn. Bếp điện loại giá rẻ cũng hay trục trặc lặt vặt, độ bền kém”.

 

Giá tham khảo
 
Bếp điện từ có hai dòng, dạng phổ thông – bếp đơn với các thương hiệu trong và ngoài nước như: Philips, Sanyo, Eluctrolux, Midea, Blacker, Gali… giá từ 600.000 – 2,2 triệu đồng/cái. Dạng cao cấp với bếp đôi, thiết kế âm, dạng domino hoặc 3 – 4 bếp xen kẽ, chủ yếu là các hiệu cao cấp như: Malloca, Fagor, Hafele, Fisher Paykel giá khoảng 10 – 50 triệu đồng/bộ từ 2 – 4 mặt bếp.
 
Bếp điện trong nước loại bình dân giá khoảng 550.000 đồng/bộ (loại hai mâm nhiệt). Loại ngoại nhập, thiết kế âm, sử dụng mạch điện điều khiển theo cấp nhiệt độ, chống khoá trẻ em… giá từ 5 – 8 triệu đồng/bộ.
 
Tương tự bếp điện của Trung Quốc sản xuất giá khoảng 550.000 đồng/bộ. Loại cao cấp hiệu Malloca, Fagor… giá từ 6 – 25 triệu đồng/bộ (2 – 4 mặt bếp).
 
Bếp halogen phổ biến là sản phẩm nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc, lắp ráp tại Việt Nam như Gali, Komasu, Rubiluck… giá từ 900.000 – 1,3 triệu đồng/cái (chủ yếu là bếp đơn, chưa có mẫu bếp đôi). Hàng mới thường là hàng mua sắm qua đường du lịch.
 

Theo SGTT

Các bài liên quan

Có 1 bài bình luận. Bạn có muốn tham gia không?

  • chefnhan

    chefnhan

    23:40 12/06/2011

    mình rất thích dùng cái này, vừa tiện lợi mà lại sử dụng rất dễ dàng

 
Tìm hiểu và đặt báo ngay hôm nay   Đóng