đám cưới, ảnh cưới, áo cưới nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ trang trí nhà, gia đình, sức khỏe, làm đẹp
Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Hủ tiếu sa tế Triều Châu 3 Số điểm mỗi món ăn đạt khi được thành viên tạo ra, bình luận, yêu thích, chia sẻ.

beho333
Đầu bếp: beho333

beho333 đã gửi 3 công thức món ăn & 1 bài blog

hu tieu sa te trieu chau
  • dưới 1 tiếng
  • Hơi cầu kỳ

Nguyên liệu

Xương bò
Thịt bò thăn hoặc phi-lê thái mỏng ướp mắm, muối, tiêu, đường, bột ngọt
Bánh phở tươi (nếu không có thì luộc bánh phở khô Xưa & Nay)
Rau ăn kèm: giá (trụng sơ), húng quế + bạc hà (rửa sạch), dưa leo (thái khoanh hoặc thái sợi), cà chua (bổ múi cau)
Hành ngò thái nhỏ, đậu phộng rang giã vừa (để rắc lên hủ tiếu ăn cho giòn rùm rụm) + đậu phộng rang nhuyễn thành bột, mè rang giã nhuyễn
Gia vị nấu phở (hành nướng, gừng nướng, đại hồi + quế + thảo quả rang vàng, cho vào túi vải nhỏ (nếu thích))
Sả cắt khúc đập dập (thật nhiều sả, càng nhiều càng tốt), hành + tỏi băm nhỏ, ớt bột đỏ tươi, ớt khô, ngũ vị hương
Dầu mè, XO sauce, sa tế Triều Châu (nếu không có thì dùng sa tế tôm cay)
Bơ đậu phộng (thật nhiều để nước dùng sệt, béo và ngậy)
Đường vàng (nếu thích ngọt đậm đà) hoặc đường phèn (nếu thích ngọt thanh thanh, nhạt nhạt)

Để ăn món này, thực khách phải vào Chợ Lớn mới tìm được. Đây là thức ăn đặc trưng của người Triều Châu (Tiều) với cách nấu đa vị, riêng biệt không trùng lắp với bất cứ món hủ tíu nào khác ở Sài Gòn.

Các bước thực hiện

  1. 1

    Hôm nay rảnh nên ngồi viết lại công thức món này. Nói chung nhác vô cùng tận nhưng do được gấu khen ngon, bạn thì bảo canh gì thơm mùi bánh trung thu nên có động lực ngồi soạn, hí hí hí, công thức có thể sai khác với nguyên bản về mùi vị, do mình không ở Việt Nam, nguyên liệu túng thiếu, điều kiện khó khăn, mong dân chúng thông cảm, dân tình cho qua, đừng rầy la, hay ném gạch ném đá :v :v :v

    p/s: bài viết có sử dụng nguồn, tư liệu & hình ảnh tham khảo :D

    __________________________

     

    Giới thiệu sơ sơ: Gọi là hủ tiếu nhưng cọng hủ tiếu hầu như không khác mấy so với cọng phở Bắc, mềm như phở nhưng bản cọng lớn hơn chút ít và mỏng chứ không dày như bánh phở :D. Tô hủ tíu sa tế có mùi thơm gia vị ngào ngạt, với vị cay, chua, béo, bùi, mặn, ngọt thật thanh và hơi cay bừng ấm.

    Vì là món ăn địa phương nên không có mấy người biết cách nấu, hầu như các quán hủ tiếu sa tế chỉ do người Triều Châu làm chủ và chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nghề gia truyền người Tiều chỉ truyền cách nấu cho con cháu trong gia đình mà thôi. Như quán Quảng Ký trên đường Triệu Quang Phục, quận 5 là một trong những điểm bán hủ tíu sa tế lâu đời. Khoảng năm 1965, ông Tiết Trinh Quảng mở quán bán hủ tíu sa tế trên sân hội quán Tam Sơn, hiện nay Quảng Ký đã được truyền cho thế hệ thứ hai. Hiệu hủ tíu sa tế Tô Ký trên đường Gia Phú, quận 6 cũng thâm niên mấy mươi năm, hiện Tô Ký có ba địa điểm do ba anh em cùng gia đình được cha truyền nghề và cùng lấy một tên toạ lạc trong khu quận 5, quận 6.

    Khách hàng hủ tíu sa tế đa số là người vùng Chợ Lớn, nhưng với khách vãng lai khi đã biết tiếng, thế nào vài tháng cũng ghé ăn một lần.

    Hủ tíu sa tế nấu rất phức tạp với khoảng 20 loại gia vị, nguyên vật liệu khác nhau. Anh Tiết Quang Huy, chủ quán Quảng Ký, cho biết: 

    Hủ tiếu sa tế của người Tiều nhưng món ăn đã được Việt hoá phần nào với cọng rau quế và ngò gai. Anh xác nhận, “ngày xưa tô hủ tíu sa tế không có hai loại rau vừa kể, nhưng vị của quế và ngò gai càng làm cho món này thêm hương vị”. Hủ tíu sa tế đã góp phần thêm cho sự đa dạng phong phú của ẩm thực Sài Gòn, vốn nổi danh là vùng đất vàng của ẩm thực.

     

     

    ĐI VÀO NẤU NÈ:

     

     

    Luộc xương ống chừng 5' cho ra hết chất dơ, đổ bỏ nuớc này, rửa xương lại cho sạch. Cho vô nồi khác, đổ nước cho ngập hầm 3 tiếng cho ra nước ngọt rồi cho túi gia vị nấu phở vào hầm thêm tiếng nữa cho thơm. Nhớ vớt bọt thường xuyên cho nước dùng được trong và canh nồi nước vừa thơm thì lấy túi này ra ngay, sau đó cho sả đập dập vào hầm tiếp, đừng để túi gia vị phở lâu quá vì mùi sẽ quá nồng, át mất các mùi thơm của các gia vị cho sau này và nước dùng sẽ bị đen.

     

  2. 2

    Làm sa tế Triều Châu: Dùng 1 cái chảo, cho dầu mè đun nóng, đổ hành, tỏi băm nhỏ vào phi cho dậy mùi, tiếp đến thêm ngũ vị hương, bột quế, đậu phộng rang nhuyễn thành bột, mè rang nhuyễn đảo cho thật thơm, thật nồng, rồi trút sa tế tôm cay, XO sauce, bơ đậu phộng vào quấy cùng ớt khô, bột ớt đỏ cho lên hỗn hợp mềm chảy nước ra + lên màu đỏ đậm đẹp. Nếu muốn ăn cay nhiều thì cho ớt khô.

     

  3. 3

    Cho hỗn hợp vừa xào bên trên vào nồi nước lèo. Nêm nếm lại bằng muối, đường vàng thấy nước satế vừa béo béo, mặn mặn, ngọt đậm đà là được. Cho cà chua vào nấu chung cho nát, mềm.

  4. 4

    - Cho bánh phở vào tô.
    - Nhúng thịt bò vào nồi sauce satế, sắp thịt lên mặt, hoặc cho bò vào nồi sauce cho vừa chín or tái tái rồi cho ra tô luôn.
    - Chan nước sauce satế vào tô hủ tiếu, nhớ chan ít nước thôi vì món này ăn khô khô sệt sệt chứ không dùng nhiều nước.
    - Rắc hành ngò lên mặt .
    - Ăn kèm giá + dưa leo + rau húng quế + vài lát cà chua + ít đậu phộng, mè rang rắc lên mặt (nếu thích)

  5. 5

    Tips by Hổ:

    - Khi nào nấu phở ăn thì nên nấu dư nước dùng, để dành cho những lần sau muốn nấu hủ tiếu sa tế Triều Châu chỉ cần đập dập sả, thả vào là được.

    Nếu không có XO sauce thì ngâm chút tôm khô và sò điệp khô với rượu cho mềm, băm nhỏ

    - Nước lèo phải có mùi phở, đậm hương sả, thơm sa tế và béo, ngậy của bơ đậu phộng thì sẽ thành công

     

Thích ·  Chia sẻ  
Có tổng cộng 0 bình luận

hoạt động từ cộng đồng

thành viên nổi bật

  • hathaohathao
    hathaohathao

    4074

    Bài viết: 83

  • bibo
    bibo

    2739

    Bài viết: 99

  • Emxigon
    Emxigon

    2535

    Bài viết: 16