đám cưới, ảnh cưới, áo cưới nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ trang trí nhà, gia đình, sức khỏe, làm đẹp
Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên
netdephue
Đầu bếp: netdephue

netdephue đã gửi 0 công thức món ăn & 1 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

am thuc hue

 

“Thực đơn” nào vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng, lại dễ tìm kiếm khi du khách đến thăm Huế? Dưới đây là một trong số những lựa chọn dành cho du khách khi đến với vùng đất sông Hương núi Ngự yên bình, thơ mộng.

Bún Huế cho buổi sáng

bun-bo-hue-1
Bún bò Huế
Bún bò Huế là một trong số 12 món ăn Việt Nam được xác lập Kỷ lục châu Á trong năm 2012. Bên cạnh đó, nó cũng là 1 trong 10 đặc sản ẩm thực lọt vào top Đặc sản Việt Nam lần thứ nhất (2012). Bởi thế, mấy mệ mấy o thường hỏi rất chi li về khẩu vị của khách bởi sợ khách ăn không được ngon miệng.

Chẳng hạn, khách vừa ngồi vào bàn, mấy mệ, mấy o liền hỏi khách thích ăn bún giò, bún bò hay bún chả để rồi mới bỏ bún và múc nước dùng vào tô. Sau đó, cũng phải hỏi lại khách ăn bún giò thì là giò nạc hay giò khoanh; ăn bún bò thì là bò nhúng hay bò hầm, bò gân; ăn bún chả thì là chả thịt hay chả cua.

Cuối cũng, với sự nhẹ nhàng, đôi khi kèm tiếng “dạ thưa”, mấy mệ mấy o cũng hỏi khách có ăn cay được hay không, có cần khoát nước màu cho đỡ cay, đỡ chất béo không?

Bởi thế, ăn một tô bún Huế, du khách không những được thưởng thức một món ngon của vùng đất cố đô mà còn được thụ hưởng cả nét văn hóa ứng xử đầy lòng hiếu khách của cư dân đất cố đô.

Bún chay Huế
Ngoài món bún mặn, du khách có thể đổi món với bún chay Huế. Món ăn này thường phải chờ đến sáng ngày mồng một âm lịch hàng tháng hoặc vào các ngày lễ lớn của Phật giáo mới có. Tuy nhiên, hiện nay một số quán chay cũng đã mọc lên ở phía Nam sông Hương để phục vụ du khách.

Quả thực, bát bún chay nóng hổi của khuôn đậu chiên giòn, mùi thơm của nấm đông cô, mì căn, măng khô, sự cay nồng của hành lá, ngò, hạt tiêu… không những làm du khách xuýt xoa khi ăn mà còn rất phù hợp để nhâm nhi vào những ngày se lạnh, cần cái cay, cái nóng của ẩm thực để chống lại sự trái gió trở trời.

Bánh khoái Huế cho bữa trưa

Bánh khoái Huế
Bánh khoái Huế đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống.

Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm. Khi nào có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh.

Khi đó, người nấu sẽ múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ. Lúc bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên.

Bánh khoái ngon một phần nhờ nước lèo. Nước lèo Huế được chế biến rất cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè, lạc rang...

Ở Huế, các quán bánh khoái tại Thượng Tứ tồn tại gần ba bốn chục năm nay, đã trở thành địa chỉ ẩm thực nổi tiếng của Huế, làm say lòng bao du khách lại qua.

Bánh canh Nam Phổ cho buổi chiều

Bánh canh Nam Phổ
Bánh canh Nam Phổ nấu bằng bột gạo, nhân tôm. Khi múc lên tô, nhân tôm nổi trên mặt tô vàng ươm rất đẹp mắt. Ngon và lành, bánh canh thích hợp đối với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Đến nay, bánh canh Nam Phổ là một trong những món ăn đặc sản của Huế.

Điều đặc biêt là bánh canh Nam Phổ chỉ bán vào buổi chiều bởi buổi sáng các mệ các o phải đi chợ mua tôm, thịt tươi nấu bánh canh. Nếu gượng ép bán buổi sáng thì tôm thịt phải mua từ chiều hôm trước, phải để qua đêm thì không ngon nữa. Bởi thế, ngày ngày, tầm 1-2 giờ chiều, du khách sẽ thấy mấy mệ mấy o kĩu kịt đôi gánh trên vai, từ làng Nam Phổ lên thành phố Huế, vừa đi vừa bán nếu có người mua.

Các loại bánh cho buổi lỡ

Bánh bèo Huế
Ở Huế, bánh thường được ăn vào bữa lỡ, tức vào buổi xế chiều, hay lúc chạng vạng tối. Ăn bữa lỡ, người Huế còn gọi là ăn hàng. Ở Huế có rất nhiều loại bánh. Nào là bánh bèo, bánh nậm, bánh ướt rồi bánh bột lọc, bánh ram ít…

Bánh bèo là loại bánh mặn làm bằng bột gạo tẻ, nhân tôm chấy, ăn với nước mắm ngọt. Bánh nậm cũng được làm bàng bột tẻ, nhân tôm và mỡ thái hạt lựu. Người Huế coi là đây loại bánh dành cho người đang ốm.

Bánh ướt làm bằng bột gạo, bánh mỏng dính cuộn với tôm chấy chấm nước mắm ngọt, một tí chua.

Bánh bột lọc thì có hai loại là bột lọc gói và bột lọc trần, cả hai đều có nhân tôm và thịt heo mỡ, chấm nước mắm ớt tỏi ăn rất ngon miệng.

Còn bánh thường được ăn kẹp với bánh ram gọi là bánh ram ít. Khi ăn tạo cảm giác vừa giòn vừa mềm, trẻ con rất thích.

Ở Huế hiện nay, quán Bà Đỏ ở đường Nguyễn Bình Khiêm rất nổi tiếng bởi các loại bánh nói trên. Nếu du khách muốn “ăn hàng” theo kiểu Huế chính hiệu thì phải đợi những gánh hàng rong của mấy mệ, mấy o đến và kêu lại mua.

Cơm hến ở cồn Hến cho buổi tối

Cơm hến Huế
Cơm hến là món ăn của tầng lớp bình dân của vùng cồn Hến ven sông Hương lúc xưa. Món ăn này không những rất lạ miệng đối với du khách mà còn rất thơm ngon khi thưởng thức.

Một tô cơm hến gồm cơm nguội, hến xào, ớt tương, ớt tươi, nước ruốc, dầu mỡ, rau thơm, bắp chuối được thái mỏng và da heo rán phồng. Ngoài ra còn còn đặt một tô nước hến và một khay gia vị để khách có thể tự nêm nếm.

Bên cạnh cơm hến, tại cồn Hến, du khách còn có thể thưởng thức món mì hến, bún hến, cháo hến, hến xào xúc bánh tráng…, những “tặng phẩm” của sông Hương dành cho Huế và cho cả những du khách có dịp đến thăm Huế.

Các món chè tráng miệng sau buổi tối

Các loại chè Huế
Ở Huế có tới 36 loại chè. Mỗi loại chè có một hương vị đặc biệt riêng nhưng rất ngon miệng.

Bên cạnh các loại chè cung đình, người dân xứ Huế khéo tay nên cũng chế biến được nhiều thứ chè lạ, ngon bổ như chè bắp, chè hạt sen, chè trôi nước, chè đậu ván, chè đậu huyết, chè đậu đỏ, chè đậu xanh, chè môn, chè khoai mài, chè hạt é, chè bột lọc, chè bột lọc thịt quay, chè thập cẩm…

Nếu một buổi tối nếm thử một vài loại chè, bạn cũng phải ở Huế cả tuần cũng chưa thưởng thức hết vị ngọt của cố đô.

Mè xửng Huế lót dạ cho buổi khuya

Mè xửng Huế
Từ sau mười một giờ tối trở đi, khi các quán ăn ở Huế đều đóng cửa, du khách có thể tìm lên ga Huế thưởng thức món mè xửng thơm ngon của Huế tại các quầy nước dành cho khách chờ tàu.

Mè xửng Huế tuy đóng gói nhưng hoàn toàn được làm thủ công. Nguyên liệu của mè xửng Huế gồm đậu phộng, mè, đường trắng và bột gạo.

Đặc biệt, mùi thơm, vị béo ngọt thanh nhẹ của mè xửng Huế phần nhiều là nhờ những hạt mè đã được lựa chọn khá kỹ. Người Huế còn dùng gạo thơm ngon nghiền nhỏ ra để làm nên bột gạo với hương vị đặc trưng.

Một buổi khuya se lạnh, được cùng bạn bè nhâm nhi từng tách nước trà nóng, thưởng thức vài chiếc kẹo mè xửng cố đô để chờ đợi một người bạn phương xa đang tới chung vui thì còn gì thú vị bằng.

Xem thêm các địa chỉ ăn uống tại Huế ở >> Web Du Lịch Huế
Thích ·  Chia sẻ  
Có tổng cộng 0 bình luận

thành viên nổi bật

  • thuthuy06
    thuthuy06

    47925

    Bài viết: 286

  • Lelan
    Lelan

    12040

    Bài viết: 87

  • thuyquynh
    thuyquynh

    11692

    Bài viết: 245