đám cưới, ảnh cưới, áo cưới trang trí nhà, gia đình, sức khỏe, làm đẹp nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ

Search form

hot deal - voucher - khuyến mãi Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

maiduyen
Đầu bếp: maiduyen

Nấu ăn giỏi

Ẩm thực, Ẩm thực Việt Nam, Sự kiện ẩm thực trong tuần hot, http://www.amthuc365.vn

maiduyen đã gửi 1 công thức món ăn & 11 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Tiết canh - món ngon đã đi vào dĩ vãng

Có thể nói tiết canh là một trong những món ăn độc đáo nhất trong ẩm thực Việt. Những người nước ngoài nếu không quen có thể rất ghê rợn với hình thức ăn "máu sống" này. Ngày nay nhiều thế hệ trẻ không có cơ hội thưởng thức món ngon này nữa nhưng nếu đã một lần được ăn thì hẳn là sẽ không bao giờ quên...

Khỏi phải nói dân ta yêu thích tiết canh đến nhường nào nên đã nghĩ ra đủ các loại món cùng chủ đề từ những giống thuỷ cầm : vịt, ngan, ngỗng…cho đến các loài gia súc : lợn, chó, dê…(Nghe nói dân sành điệu giờ đây còn chọc tiết cả tôm, cua, chim sẻ…để đánh tiết canh).
Theo quan niệm cổ truyền thì tiết canh ăn vào rất bổ, lại mát và lành. Ăn gì bổ nấy, ăn tiết bổ khí huyết là cái chắc, còn bằng mấy thuốc “bê-đui” của tây y. Mùa hè tiết canh là món ăn tươi (nuốt sống), làm khéo đông như thạch, nghe thôi đã mát rượi cả mồm, ăn xong, người tự nhiên nhẵn thin, rôm sẩy đi đâu hết sạch.


Nói vậy chứ ăn gì cũng phải lấy ngon làm đầu và tiết canh vịt là thứ được ưa chuộng hơn cả. Ngày xưa ao chuôm sông ngòi đầy ăm ắp nước, ruộng lúa bạt ngàn, thiên nhiên tươi đẹp trong lành, cá cua tôm tép đầy đồng, giống vịt ăn lắm tha hồ sinh sôi, đít con nào con nấy đều nặng lặc lè, đẻ trứng như vãi thóc. Đi mót trứng vịt đẻ rơi đôi khi gặp quả trứng cà cuống vỏ màu xanh biếc, lòng đỏ đỏ như son.
Giống vịt bầu hãm tiết canh được nhiều tiết, mà tiết lại thơm, vì khi đi kiếm ăn ở đầm sen, ngoài ăn cua ốc ra, chúng còn ăn cả ngó sen tơ, lá sen non và cánh sen hồng. Trong làn gió hạ nồm nam mát rượi, lũ vịt còn được ngửi hương sen thơm ngát.
Bên cút rượu tăm trong vắt, có quả chanh cốm thơm đến tứa nước miếng đặt cạnh đĩa tiết canh được trang trí đẹp mắt, người ta dễ trở thành nhà thơ bất đắc dĩ. Tôi cho rằng tiết canh vịt là món nhắm rượu TUYỆT VỜi nhất của mùa hè xứ Bắc kỳ xưa và nó đã trở thành “kỷ niệm tình yêu” khó phai trong tâm tưởng.


Trở lại món quà bán rong nói trên, cứ vào những ngày hè nóng nực, hàng tiết canh lại xuất hiện. Hai đầu đòn gánh là hai cái tủ gỗ nhỏ được quây lưới chống ruồi, tuy cẩn thận vậy, người ta cũng không khó khăn lắm để thấy trong đó đôi ba chú nhặng đang vo ve. Tủ có nhiều giá đỡ để các bát tiết canh to nhỏ khác nhau theo giá tiền, thường là tiết canh lợn đựng trong bát chiết yêu.
Khi có khách mua, người bán hàng mới lấy chiếc thớt nhỏ kê lên nóc chiếc tủ gỗ để thái gan lợn thành những miếng nhỏ rồi bầy lên bát tiết canh, rắc lạc rang giã nhỏ và bầy rau húng chó nữa là hoàn tất công đoạn. Người bán hàng này 100% là đàn ông, đầu đội nón lá, cổ vắt chiếc khăn bông để lau mồ hôi dưới nắng hè. Tiếng rao “tiết canh, tiết canh giải nhiệt” đây, đã trở thành dĩ vãng.

Các bài liên quan

Có 2 bài bình luận. Bạn có muốn tham gia không?

  • hathaohathao

    hathaohathao

    20:16 18/09/2012

    Hi,mình không biết dùng món này mặc dầu hồi nhỏ má mình vẫn làm cho ba và các chú nhâm nhi mỗi khi có dịp. Còn mình thì ...sợ lắm !

  • Kytama

    Kytama

    22:40 24/09/2012
    Hoan hô tác giả Maiduyen, bài viết đánh thức bao nhiêu ký ức của ngày xưa. Nhưng mà bây giờ nghe chuyện an toàn thực phẩm đâm sợ món này. Có lần mấy anh bạn rủ đi ăn tiết canh vịt mà lại bắt nhà hàng... hấp chín lên cho an toàn, thế là hết vị.
    Cảm giác là ngày xưa, việc "ngả" con lợn hay thịt con ngan, con vịt, đánh bát tiết canh luôn được các cụ xem trọng, không phải vì nó "hiếm có khó tìm", mà vì nó là dịp để được ngồi với nhau, được thưởng thức một món đặc sản bình dân mát lành mà tuyệt vị, cho nên rất cẩn trọng, từ khi cắt tiết, hãm tiết, chọn miếng lòng miếng sụn miếng thịt luộc làm nhân, đến khi bày biện bát tiết canh, đĩa lòng, cút rượu... Bây giờ cứ nghe nói sự mất vệ sinh ở các lò mổ mà hãi. Bao giờ cho tới ngày xưa nhỉ...

Lần đầu ghé Bếp?

Đăng ký thành viên ngay hôm nay để chia sẻ món ăn và xuất hiện trên tạp chí BGĐ Close