Cá bống Quảng Ngãi
Cá bống quê hương Quảng Ngãi có màu vàng nhạt của cát, màu ánh xanh của nước sông, thịt trong suốt và thơm ngon hơn…
Quê Nội tôi ở Quảng Ngãi, một vùng quê nghèo bình dị nhưng lại được thiên nhiên ưu đãi có dòng sông Trà khúc chảy qua. Dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua bao đồi núi mang theo một lượng cát lớn dưới đáy sông. Sông trong xanh có thể nhìn được cát trắng mịn, rất ít bùn khiến phù du rong rêu sống dưới lòng sông là nguồn thức ăn sạch cho các loài cá, tôm, cua... Đặc biệt là cá bống màu thịt cá trong suốt, tươi thơm. Vì vậy cá bống quê tôi rất ngon khác biệt với cá cùng loại ở những nơi khác. Mỗi lần về thăm quê Nội tôi đều được thưởng thức món cá bống kho tiêu mà bác tôi kỳ công chế biến.
Cá bống quê tôi khác với cá bống ngoài Bắc. Cá có màu vàng nhạt của cát, có màu ánh xanh của nước sông. Mớ cá bống bác tôi mua về nhỏ chỉ bằng ngón tay út, mình tròn mũm mĩm nhưng chúng rất tươi, nhiều con vẫn còn nhảy tanh tách trong rổ. Bác mỉm cười bảo sẽ chiêu đãi cháu gái ở Hà Nội về thăm quê món cá bống kho tiêu. Và tôi vào bếp làm cùng với bác.
Cá bống được bác chà bằng muối hạt cho rơi bớt vảy, làm sạch và để ráo nước. Tôi bên bác lột vỏ hành và xắt nhỏ để ướp. Bàn tay bác đã nhiều nếp nhăn nhưng vẫn thoăn thoắt ướp cá. Vừa làm bác vừa dặn tỉ mỉ tôi rằng kho cá cần nước mắm ngon và phải thật tinh tế trong khâu ướp cá với các gia vị khác như: bột ngọt, đường, nước dừa, hành tiêu, ớt... Bác tôi cho cá vào niêu đất đã tráng mỡ nóng, đổ thêm nước xăm xắp đun nhỏ lửa liu riu hơn một tiếng đồng hồ để cá thấm từ từ và con cá sẽ cứng bên ngoài mà mềm bên trong. Thỉnh thoảng bác xóc đều để cá khỏi cháy rồi nêm thêm tiêu khi cá đang sôi. Bác nói làm vậy để tiêu dậy mùi và thấm vào từng con cá. Hương cá, hương tiêu, hương nước mắm cùng các gia vị thấm đẫm vào cá quyện vào nhau phản phất một mùi thơm cuốn hút. Bếp lửa cháy reo lách tách đỏ rực tỏa hơi ấm làm ửng hồng má bác và lấm chấm giọt mồ hôi trên trán nhưng bác vẫn tươi cười hỏi chuyện tôi. Bên cạnh bếp, con mèo mướp ngồi mắt lim dim, mũi ngọ nguậy hít hít như đã ngửi thấy mùi thơm của cá. Căn bếp nhỏ thơm mùi cá kho trở nên ấm áp hơn trong thời tiết lạnh của mùa Đông.
Bữa cơm chiều vào ngày Đông giá rét, tôi được thưởng thức vị cá bống kho tiêu mới tuyệt làm sao và quý hơn nữa là những chăm chút yêu thương bác dành cho tôi. Chỉ từ con cá bống đơn sơ nhưng qua tài chế biến của bác tôi đã có đĩa cá ngọt cay, cá mềm và bùi hài hòa thật là ngon. Tôi không chỉ cảm nhận được mùi thơm ngon của cá mà còn cảm nhận được vị ngọt của nước sông Trà quê tôi. Bữa cơm giản dị đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc về quê Nội. Khi ra Hà Nội tôi vẫn nhớ hoài vị cá bống thơm nồng đượm hương vị quê nhà, nhớ khoảng thời gian ngọt ngào khi ở bên người thân. Và trên nữa là tình cảm gia đình sum họp quây quần bên nhau.
Quê Nội tôi ở Quảng Ngãi, một vùng quê nghèo bình dị nhưng lại được thiên nhiên ưu đãi có dòng sông Trà khúc chảy qua. Dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua bao đồi núi mang theo một lượng cát lớn dưới đáy sông. Sông trong xanh có thể nhìn được cát trắng mịn, rất ít bùn khiến phù du rong rêu sống dưới lòng sông là nguồn thức ăn sạch cho các loài cá, tôm, cua... Đặc biệt là cá bống màu thịt cá trong suốt, tươi thơm. Vì vậy cá bống quê tôi rất ngon khác biệt với cá cùng loại ở những nơi khác. Mỗi lần về thăm quê Nội tôi đều được thưởng thức món cá bống kho tiêu mà bác tôi kỳ công chế biến.
Cá bống quê tôi khác với cá bống ngoài Bắc. Cá có màu vàng nhạt của cát, có màu ánh xanh của nước sông. Mớ cá bống bác tôi mua về nhỏ chỉ bằng ngón tay út, mình tròn mũm mĩm nhưng chúng rất tươi, nhiều con vẫn còn nhảy tanh tách trong rổ. Bác mỉm cười bảo sẽ chiêu đãi cháu gái ở Hà Nội về thăm quê món cá bống kho tiêu. Và tôi vào bếp làm cùng với bác.
Cá bống được bác chà bằng muối hạt cho rơi bớt vảy, làm sạch và để ráo nước. Tôi bên bác lột vỏ hành và xắt nhỏ để ướp. Bàn tay bác đã nhiều nếp nhăn nhưng vẫn thoăn thoắt ướp cá. Vừa làm bác vừa dặn tỉ mỉ tôi rằng kho cá cần nước mắm ngon và phải thật tinh tế trong khâu ướp cá với các gia vị khác như: bột ngọt, đường, nước dừa, hành tiêu, ớt... Bác tôi cho cá vào niêu đất đã tráng mỡ nóng, đổ thêm nước xăm xắp đun nhỏ lửa liu riu hơn một tiếng đồng hồ để cá thấm từ từ và con cá sẽ cứng bên ngoài mà mềm bên trong. Thỉnh thoảng bác xóc đều để cá khỏi cháy rồi nêm thêm tiêu khi cá đang sôi. Bác nói làm vậy để tiêu dậy mùi và thấm vào từng con cá. Hương cá, hương tiêu, hương nước mắm cùng các gia vị thấm đẫm vào cá quyện vào nhau phản phất một mùi thơm cuốn hút. Bếp lửa cháy reo lách tách đỏ rực tỏa hơi ấm làm ửng hồng má bác và lấm chấm giọt mồ hôi trên trán nhưng bác vẫn tươi cười hỏi chuyện tôi. Bên cạnh bếp, con mèo mướp ngồi mắt lim dim, mũi ngọ nguậy hít hít như đã ngửi thấy mùi thơm của cá. Căn bếp nhỏ thơm mùi cá kho trở nên ấm áp hơn trong thời tiết lạnh của mùa Đông.
Bữa cơm chiều vào ngày Đông giá rét, tôi được thưởng thức vị cá bống kho tiêu mới tuyệt làm sao và quý hơn nữa là những chăm chút yêu thương bác dành cho tôi. Chỉ từ con cá bống đơn sơ nhưng qua tài chế biến của bác tôi đã có đĩa cá ngọt cay, cá mềm và bùi hài hòa thật là ngon. Tôi không chỉ cảm nhận được mùi thơm ngon của cá mà còn cảm nhận được vị ngọt của nước sông Trà quê tôi. Bữa cơm giản dị đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc về quê Nội. Khi ra Hà Nội tôi vẫn nhớ hoài vị cá bống thơm nồng đượm hương vị quê nhà, nhớ khoảng thời gian ngọt ngào khi ở bên người thân. Và trên nữa là tình cảm gia đình sum họp quây quần bên nhau.
Phạm Thị Ngọc Anh
(TT Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội)
(TT Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội)
thutrangvt
20:09 14/12/2010