Về núi Sam tìm món bò đun
Đến chơi ở Châu Đốc, An Giang, không chỉ xách mang về gói mắm Thái lừng danh, hãy nhớ ăn thử món bò đun đặng khi trở về thì không phải hối tiếc.
Ngày chủ nhật đẹp trời, chúng tôi phóng xe về Châu Đốc chơi. Một cơn mưa bất chợt đến, và kéo dài một cách lì lợm đến tận giữa trưa, chúng tôi đành tấp vào một quán nhỏ xềnh xoàng, nằm gần núi Sam, Châu Đốc.
Và chúng tôi đã lần đầu tiên được thưởng thức món bò đun (hay còn gọi bò đum). Miếng thịt bò nướng cháy hơi xém mặt đang tươm mỡ, nức mùi thơm lạp xưởng và còn nóng bỏng cả tay nhưng có lẽ cơn mưa lạnh làm chúng tôi đói bụng, nên ai nấy cũng nhanh tay cuốn miếng rau, miếng bánh hỏi mà vừa ăn vừa gật gù. Vừa ăn vừa cà kê hỏi chuyện chủ quán, mới biết Châu Đốc nổi tiếng với món bò bảy món, gồm có lòng bò luộc, cháo đầu bò, bò xào lá giang (hay còn gọi là lá vang), bò bít-tết, bò lúc lắc, bò khìa bánh mì, và bò đun (hay bò đum). Chị cũng chưa từng nghe ai nói qua tại sao món ăn này lại có cái tên như vậy, nhưng bò đun nay đã khác xưa. Trước đây, bò đun được chế biến công phu hơn: thịt bò xắt miếng mỏng, ướp với gia vị cho thấm; lạp xưởng Khmer chiên vàng xắt lát mỏng, mỡ heo luộc chín cũng xắt lát. Trải thịt bò ra, gắp thêm một miếng lạp xưởng, một miếng mỡ rồi cuộn chặt lại. Nhét thịt bò vào ống tre rồi nướng chín trên than hồng. Nhờ nướng trong ống tre nên miếng thịt bò chín vàng mà không bị khô. Đặc biệt, lạp xưởng cuốn trong bò là lạp xưởng của người Khmer. Lạp xưởng này chỉ dài hơn ngón tay cái một chút, được làm từ gan heo, tôm, cá da trơn và có vị hơi ngọt. Còn giờ đây, bò đun đã cải biến đi một chút, không còn nướng trong ống tre nữa mà nướng trực tiếp trên than, lạp xưởng thì cũng có nơi dùng lạp xưởng thông thường. Tuy vậy, bò đun vẫn là một trong những món ăn hấp dẫn của vùng Núi Sam, Châu Đốc. Không bởi chỉ vị thịt ngọt, mềm; mà là sự khác lạ trong khẩu vị. Thịt bò mềm quyện cùng miếng lạp xưởng hơi dai, chấm miếng mắm nêm cay cay cùng miếng bánh hỏi, thử hỏi còn gì hấp dẫn cho bằng.
Ngoài món gỏi sầu đâu nổi tiếng, món mắm Thái lừng danh; An Giang khiến người ta nhớ mãi với các món bò vùng núi. Nếu có dịp dừng chân ở đây, hãy nhớ dùng thử món này để biết thêm sự phong phú trong ẩm thực Việt Nam.
Thanh Thiên
Ảnh: Xuân Hiến
Ngày chủ nhật đẹp trời, chúng tôi phóng xe về Châu Đốc chơi. Một cơn mưa bất chợt đến, và kéo dài một cách lì lợm đến tận giữa trưa, chúng tôi đành tấp vào một quán nhỏ xềnh xoàng, nằm gần núi Sam, Châu Đốc.
Và chúng tôi đã lần đầu tiên được thưởng thức món bò đun (hay còn gọi bò đum). Miếng thịt bò nướng cháy hơi xém mặt đang tươm mỡ, nức mùi thơm lạp xưởng và còn nóng bỏng cả tay nhưng có lẽ cơn mưa lạnh làm chúng tôi đói bụng, nên ai nấy cũng nhanh tay cuốn miếng rau, miếng bánh hỏi mà vừa ăn vừa gật gù. Vừa ăn vừa cà kê hỏi chuyện chủ quán, mới biết Châu Đốc nổi tiếng với món bò bảy món, gồm có lòng bò luộc, cháo đầu bò, bò xào lá giang (hay còn gọi là lá vang), bò bít-tết, bò lúc lắc, bò khìa bánh mì, và bò đun (hay bò đum). Chị cũng chưa từng nghe ai nói qua tại sao món ăn này lại có cái tên như vậy, nhưng bò đun nay đã khác xưa. Trước đây, bò đun được chế biến công phu hơn: thịt bò xắt miếng mỏng, ướp với gia vị cho thấm; lạp xưởng Khmer chiên vàng xắt lát mỏng, mỡ heo luộc chín cũng xắt lát. Trải thịt bò ra, gắp thêm một miếng lạp xưởng, một miếng mỡ rồi cuộn chặt lại. Nhét thịt bò vào ống tre rồi nướng chín trên than hồng. Nhờ nướng trong ống tre nên miếng thịt bò chín vàng mà không bị khô. Đặc biệt, lạp xưởng cuốn trong bò là lạp xưởng của người Khmer. Lạp xưởng này chỉ dài hơn ngón tay cái một chút, được làm từ gan heo, tôm, cá da trơn và có vị hơi ngọt. Còn giờ đây, bò đun đã cải biến đi một chút, không còn nướng trong ống tre nữa mà nướng trực tiếp trên than, lạp xưởng thì cũng có nơi dùng lạp xưởng thông thường. Tuy vậy, bò đun vẫn là một trong những món ăn hấp dẫn của vùng Núi Sam, Châu Đốc. Không bởi chỉ vị thịt ngọt, mềm; mà là sự khác lạ trong khẩu vị. Thịt bò mềm quyện cùng miếng lạp xưởng hơi dai, chấm miếng mắm nêm cay cay cùng miếng bánh hỏi, thử hỏi còn gì hấp dẫn cho bằng.
Ngoài món gỏi sầu đâu nổi tiếng, món mắm Thái lừng danh; An Giang khiến người ta nhớ mãi với các món bò vùng núi. Nếu có dịp dừng chân ở đây, hãy nhớ dùng thử món này để biết thêm sự phong phú trong ẩm thực Việt Nam.
Thanh Thiên
Ảnh: Xuân Hiến
Bài blog mới được bình luận