Làn da mịn như trái hồng
- Gửi ngày 11:34 30/09/2010
- yêu thích | Bạn có thích không?
- Chia sẻ
- Bình luận

Cứ vào độ khoảng tháng 8 đến tháng 10 trong năm là khoảng thời gian hồng bắt đầu chín đỏ. Trái hồng chín có màu vàng cam hoặc hồng đỏ, vị ngọt dịu, dễ kích thích vị giác khi ăn. Đặc biệt loại trái hồng còn mang lại một giá trị dinh dưỡng cao.
Loại trái cây có dinh dưỡng cao
Hồng là loại trái cây có màu sắc vàng cam, hồng đỏ hoặc vàng đỏ. Hồng có nhiều loại: hồng trứng, hồng giòn, ...và có nhiều hình thù khác nhau: trái hình cầu, hình tròn dẹp,... Trái hồng có thể ăn tươi hoặc phơi khôi. Thành phần dinh dưỡng có trong trái hồng tươi: vitamin C, can xi, sắt, natri, đường, chất béo, xơ tiêu hóa, protein... Hồng thuộc loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là protein và lượng đường. Đối với hồng tươi, khi trái bắt đầu ngã sang màu vàng sậm, được hái xuống rồi đem giấu , ủ kín khoảng 3 ngày là hồng chín. Hồng không chỉ là loại trái cây bổ dưỡng mà còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe: có ích đối với người bị bệnh tim mạch, cải thiện sức khỏe, làn da...
Tốt cho tim mạch và người bị cao huyết ápTrái hồng có dạng hình cầu, hình con cù hay dạng cà chua bẹp, lọai hồng mềm không ăn được khi còn xanh ( khác với trái hồng ngâm). Trái hồng chín, vỏ tươi, thịt mềm ngọt, có loại phần thịt giòn. Khi chín hồng chứa lượng đường cao ( 16 % trở lên ). Đối với những người bị bệnh huyết áp cao, ăn trái hồng tươi rất có lợi, chỉ cần ăn từ 3- 4 trái hồng mỗi ngày sẽ giúp làm ổn định huyết áp . Hàm lượng đường có trong trái hồng là đường thực vật nên cũng rất tốt đối với người mắc bệnh tim mạch. Chữa cao huyết áp: Lấy hồng chín ép lấy nước đem chưng cách thủy hoặc phơi 4- 5 nắng, uống mỗi lần khoảng 1 muỗng canh.
Trị nấc cụt ở trẻ, trẻ đái dầm
Lượng vitamin C có trong trái hồng giúp cơ thể thêm sức đề kháng. Ở dạng tươi hoặc sấy khô hồng đều có tác dụng tốt. Đối với trẻ em dưới 10 tuổi thường bị nấc cụt, hoặc trẻ bị chứng đái dầm, có thể dùng hồng để trị cũng có tác dụng nhanh chóng. Trẻ nấc cụt: lấy tai hồng sao, tán bột uống với nước trà đặc. Bên cạnh đó, hồng còn có tác dụng hữu ích khi dùng chữa các bệnh về dạ dày, lối loạn đường ruột.Ngoài ra, người ta còn dùng phần lá hồng làm trà, uống trà lá hồng có tác dụng chữa mất ngủ, xơ cứng động mạch.
Lưu ý khi ăn hồng
Hồng là loại trái cây bổ dưỡng, kích thích vị giác, tuy nhiên khi sử dụng nên ăn ở mức vừa phải, không nên ăn quá nhiều, không nên ăn lúc bụng đói hoặc ăn cùng với các loại hải sản có hàm lượng protein cao (vì trong trái hồng có chất tannin khi gặp protein trong dịch tiêu hóa đường ruột dễ vón thành sỏi). Trong trái hồng chứa lượng đường cao, vì vậy đối với người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn hồng hoặc với người có mức đường huyết không kiểm soát được. Nên rửa sạch kỹ, gọt vỏ, có thể ngâm qua nước muối trước khi ăn.
Xem món ăn được chế biến từ trái hồng tại đây
Ảnh: Xuân Hiến
Bài blog mới được bình luận