- 25/05/2010 10:03 - 3297 lượt xem
- Thích | 3 yêu thích
- Chia sẻ
- 4 bình luận

Chỉ riêng nói đến nem cũng đã có biết bao loại nem làm nên hương vị đặc sản riêng của mỗi vùng: nem chua Thanh Hóa, nem Thủ Đức, nem Ninh Hòa – Khánh Hòa, … và món nem Phùng – đặc sản xứ Đoài cũng không nằm ngoài “tiếng thơm” đó .Từng miếng nem giòn giòn cùng hương thơm ngân nga, bùi bùi của món ăn đầy chất dân dã Nem Phùng đã làm nức mũi, nức lòng bao khách thập phương.
Chỉ riêng nói đến nem cũng đã có biết bao loại nem làm nên hương vị đặc sản riêng của mỗi vùng: nem chua Thanh Hóa, nem Thủ Đức, nem Ninh Hòa – Khánh Hòa, … và món nem Phùng – đặc sản xứ Đoài cũng không nằm ngoài “tiếng thơm” đó.

Nem Phùng
Món nem Phùng được làm với thịt heo nhưng khâu chọn thịt cũng khá cầu kỳ. Thịt mông sấn hoặc thịt thăn, có nạc, có mỡ và bì của thịt heo mới ráo, còn dẻo tươi được xắt miếng nhỏ theo thớ rồi trần qua nước sôi cho thịt tai tái. Lọc tách riêng từng phần mỡ, nạc và bì. Xắt thịt nạc, thịt mỡ ra từng sợi nhỏ rồi xắt nhỏ. Bì heo phải dùng dao thật bén, lọc hết mỡ, luộc đi luộc lại 2 lần rồi xắt nhỏ. Những sợi bì dai dai trong trẻo như sợi miến dong. Trộn đều thịt và bì, nêm gia vị muối, nước mắn, mì chính. Thịt lúc này chưa chín hẳn, thính sẽ là xúc tác không chỉ tạo thơm mà còn giúp thịt chín ngấu. Và thính có ngon thì nem mới ngon. Bí kíp gia truyền chính là ở khâu rang thính và lượng thính cho vào nem có lẽ bởi thế mà nem Phùng mới chỉ có ở làng Phùng, chỉ có người dân làng Phùng truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Không biết có phải xuất phát từ nền văn minh lúa nước mà người Việt Nam đã làm ra thứ gọi là Thính – thính gạo - nghe tên đã thấy gợi mùi vị, gợi hương thơm. Thính gạo nên được làm từ 7 phần gạo tẻ, 1 phần gạo nếp và 2 phần đậu tương. Và không phải chỉ có thế. Người làm thính phải rang hỗn hợp này sao cho thật khéo, thật đều tay gạo và đậu mới chín đều. Khi rang đã thơm đến thế, khi được xay ra rồi, lớp bột mịn màng, vàng cánh giãn như càng khoe hết hương thơm ngọt bùi.
Nem phải được cuốn bởi lá sung non rồi mới tới lớp vỏ chuối ở bên ngoài. Gói xong là có thể ăn ngay hoặc để được 2 ngày trong mùa nóng và mùa lạnh là 4 ngày. Cắn miếng nem, những nguyên liệu kết dính với nhau dai dai, giòn giòn, vị bùi bùi, ngậy ngậy của thịt, của thính gặp vị chan chát của lá sung tạo nên cảm giác vừa quen, vừa lạ vừa muốn nhai thật chậm nhưng lại vừa muốn ăn thật nhanh để còn thỏa mãn cái vị giác thèm muốn, tham lam của lần đầu ăn món ngon. Cái dân dã, cái quê nhà đậm chất mà vẫn thật cuốn hút được tạo ra từ thịt heo, từ thính gạo, từ màu xanh của lá chuối bọc nem, mùi hương của lá ổi, lá sung cho tới màu đỏ của chiếc lạt giang nổi bật sâu giữ nem thành cụm nhỏ.
Vừa lai rai, vừa ngâm nga câu thơ: “Nem Phùng ăn với lá sung; Cho người tứ xứ nhớ nhung một đời” mà thấy tâm đắc và thán phục đến thế.
nguyetamuro
11:17 25/05/2010inmoi
08:33 27/05/2010leooanh
14:30 27/05/2010Boo
22:42 02/06/2010