Bếp trưởng Lâm Thị Tư - Chinh phục nhờ nét chân phương
Bếp trưởng Lâm Thị Tư – Nhà hàng Vietnam House, 93-95 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM
18 năm kinh nghiệm trong nghề sáng tạo những món ăn tinh tế Việt Nam, nữ bếp trưởng Lâm Thị Tư của Vietnam House như một điển hình cho sự quyến rũ bền bỉ và nồng đượm của ẩm thực Việt Nam đối với khách nước ngoài.
Một con người giản dị
Cái tên mộc mạc “Lâm Thị Tư” cùng với cách giao tiếp dung dị, chị Tư gần như làm người đối diện ngỡ rằng mình đang tiếp chuyện với một phụ nữ gốc miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, chị Tư lại là một người con của vùng đất cuối cùng Bắc Trung Bộ, Thanh Hoá. Vào Nam từ thập niên 90, năm 1992 chị xin vào khách sạn Vietnam House làm phụ bếp. Tại đây, chị làm qua những việc đơn giản như làm rau, cuốn chả giò. Vừa làm, vừa học hỏi, lại được sự nhiệt tình hướng dẫn của anh chị đi trước nên chỉ sau 2 năm, chị được đề bạt làm bếp trưởng Vietnam House cho đến tận bây giờ.
Giản dị, nhưng cũng hết sức tinh tế và kiên nhẫn. Chị kể “Để món chạo tôm đạt đến độ ngon là thịt ngọt mà không dai, tôi và các đồng nghiệp đã mất cả tháng trời. Tôi đã đi qua nhiều nhà hàng khác nhau để dùng thử, thử nêm cái này cái kia, dùng bột này bột nọ cho đến khi tìm ra cách làm chạo tôm ngon tuyệt, giờ đây là đặc sản của Vietnam House, đó là cho một ít mỡ heo vào trong tôm”.
“Chỉ làm việc một nơi trong một thời gian dài chị không cảm thấy mình quá “an toàn”, và đánh mất cơ hội làm việc, sáng tạo nhiều hơn không?” Chị Tư đã chia sẻ “Khi chị bắt đầu vào làm là lúc nhà hàng đang sửa chữa, chị đã cùng mọi người còng lưng miệt mài lau sạch từng viên gạch lót nền…”. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi chị rất yêu mến “ngôi nhà” này, công việc này, những con người xung quanh và chị sẽ mãi mãi gắn bó với chốn thân yêu này.
Sứ giả văn hoá Việt Nam
Nằm ở vị trí ngay khu vực Đồng Khởi sầm uất bậc nhất TP.HCM, Vietnam House là một nhà hàng chuyên về những món ăn thuần túy Việt Nam, đặc biệt cho khách nước ngoài. Và chị Tư, không chỉ đảm bảo về chất lượng món ăn ngon, an toàn thực phẩm mà chị đã làm được một điều là giúp món ăn Việt Nam đi vào lòng người, và trở thành một sứ giả văn hóa, đại diện cho đất nước Việt Nam. Rất nhiều vị chính khách nổi tiếng đã ghé qua đây, và thưởng thức những món ăn đậm đà của ba miền Bắc Trung Nam. Trong đó phải kể đến những nhân vật lừng danh thế giới như cựu tổng thống Mỹ George W.Bush, cựu thủ tướng Philippines C.Aquino, công nương Đan Mạch.….
Chị cũng phải dụng công nhiều trong việc nêm nếm các loại gia vị, pha chế các loại nước chấm sao cho phù hợp với du khách, để họ dễ ăn mà vẫn cảm nhận được vị mặn mà riêng có của món ăn Việt. Ví dụ như món bò nướng lá lốt, thay vì cho khách ăn mắm nêm thì chị pha một loại nước mắm nhẹ dùng thay. Điều ấy tuy nhỏ, nhưng thấy rất rõ sự trân trọng thực khách, trân trọng công việc của chị.
Bánh xèo hải sản
Chiếc bánh xèo chiên vàng, giòn rụm đưa hồn du khách như về lại miền Tây Nam Bộ. Vị hải sản làm chiếc bánh trở nên lạ miệng và hấp dẫn hơn.
4 người
20 phút
Đơn giản
60.000 đ
300 kcal
Nguyên liệu:
200 gr bột bánh xèo
100 gr mực
100 thịt cua
200 gr giá lặt gốc
50 gr đậu xanh không vỏ
Hành tím, nấm bào ngư xé nhỏ
Muối, đường, bột nêm
Cách làm:
Pha bột với khoảng 1 lít nước và hành lá cắt nhuyễn. Xào sơ mực, tôm, thịt cua chín tới. Luộc đậu xanh chín vừa tới. Bắc chảo lên cho thật nóng, tráng qua một lớp dầu. Đợi dầu thật nóng hãy đổ bột một lớp thật mỏng lên chảo.
Cho tôm, mực, thịt cua cùng một ít giá, đậu xanh, nấm bào ngư vào chảo đậy nắp kín. Đợi cho đến khi bánh chín vàng, lật mặt bánh thật khéo và gấp bánh làm đôi. Ăn nóng với rau cải xanh, và nước mắm chua ngọt.
Bí quyết đầu bếp: Để bánh xèo thật ngon, giòn thì không nên gấp gáp, chiên bánh trên lửa nhỏ và đều. Dùng chảo gang, loại chảo cũ đã thắng mỡ hoặc nấu nhiều lần. Bởi chảo cũ thì dầu mỡ đã rút hết vào chảo, bánh sẽ tróc, không dính chảo và giòn rụm.
18 năm kinh nghiệm trong nghề sáng tạo những món ăn tinh tế Việt Nam, nữ bếp trưởng Lâm Thị Tư của Vietnam House như một điển hình cho sự quyến rũ bền bỉ và nồng đượm của ẩm thực Việt Nam đối với khách nước ngoài.
Một con người giản dị
Cái tên mộc mạc “Lâm Thị Tư” cùng với cách giao tiếp dung dị, chị Tư gần như làm người đối diện ngỡ rằng mình đang tiếp chuyện với một phụ nữ gốc miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, chị Tư lại là một người con của vùng đất cuối cùng Bắc Trung Bộ, Thanh Hoá. Vào Nam từ thập niên 90, năm 1992 chị xin vào khách sạn Vietnam House làm phụ bếp. Tại đây, chị làm qua những việc đơn giản như làm rau, cuốn chả giò. Vừa làm, vừa học hỏi, lại được sự nhiệt tình hướng dẫn của anh chị đi trước nên chỉ sau 2 năm, chị được đề bạt làm bếp trưởng Vietnam House cho đến tận bây giờ.
Giản dị, nhưng cũng hết sức tinh tế và kiên nhẫn. Chị kể “Để món chạo tôm đạt đến độ ngon là thịt ngọt mà không dai, tôi và các đồng nghiệp đã mất cả tháng trời. Tôi đã đi qua nhiều nhà hàng khác nhau để dùng thử, thử nêm cái này cái kia, dùng bột này bột nọ cho đến khi tìm ra cách làm chạo tôm ngon tuyệt, giờ đây là đặc sản của Vietnam House, đó là cho một ít mỡ heo vào trong tôm”.
“Chỉ làm việc một nơi trong một thời gian dài chị không cảm thấy mình quá “an toàn”, và đánh mất cơ hội làm việc, sáng tạo nhiều hơn không?” Chị Tư đã chia sẻ “Khi chị bắt đầu vào làm là lúc nhà hàng đang sửa chữa, chị đã cùng mọi người còng lưng miệt mài lau sạch từng viên gạch lót nền…”. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi chị rất yêu mến “ngôi nhà” này, công việc này, những con người xung quanh và chị sẽ mãi mãi gắn bó với chốn thân yêu này.
Sứ giả văn hoá Việt Nam
Nằm ở vị trí ngay khu vực Đồng Khởi sầm uất bậc nhất TP.HCM, Vietnam House là một nhà hàng chuyên về những món ăn thuần túy Việt Nam, đặc biệt cho khách nước ngoài. Và chị Tư, không chỉ đảm bảo về chất lượng món ăn ngon, an toàn thực phẩm mà chị đã làm được một điều là giúp món ăn Việt Nam đi vào lòng người, và trở thành một sứ giả văn hóa, đại diện cho đất nước Việt Nam. Rất nhiều vị chính khách nổi tiếng đã ghé qua đây, và thưởng thức những món ăn đậm đà của ba miền Bắc Trung Nam. Trong đó phải kể đến những nhân vật lừng danh thế giới như cựu tổng thống Mỹ George W.Bush, cựu thủ tướng Philippines C.Aquino, công nương Đan Mạch.….
Chị cũng phải dụng công nhiều trong việc nêm nếm các loại gia vị, pha chế các loại nước chấm sao cho phù hợp với du khách, để họ dễ ăn mà vẫn cảm nhận được vị mặn mà riêng có của món ăn Việt. Ví dụ như món bò nướng lá lốt, thay vì cho khách ăn mắm nêm thì chị pha một loại nước mắm nhẹ dùng thay. Điều ấy tuy nhỏ, nhưng thấy rất rõ sự trân trọng thực khách, trân trọng công việc của chị.
Bánh xèo hải sản
Chiếc bánh xèo chiên vàng, giòn rụm đưa hồn du khách như về lại miền Tây Nam Bộ. Vị hải sản làm chiếc bánh trở nên lạ miệng và hấp dẫn hơn.
4 người
20 phút
Đơn giản
60.000 đ
300 kcal
Nguyên liệu:
200 gr bột bánh xèo
100 gr mực
100 thịt cua
200 gr giá lặt gốc
50 gr đậu xanh không vỏ
Hành tím, nấm bào ngư xé nhỏ
Muối, đường, bột nêm
Cách làm:
Pha bột với khoảng 1 lít nước và hành lá cắt nhuyễn. Xào sơ mực, tôm, thịt cua chín tới. Luộc đậu xanh chín vừa tới. Bắc chảo lên cho thật nóng, tráng qua một lớp dầu. Đợi dầu thật nóng hãy đổ bột một lớp thật mỏng lên chảo.
Cho tôm, mực, thịt cua cùng một ít giá, đậu xanh, nấm bào ngư vào chảo đậy nắp kín. Đợi cho đến khi bánh chín vàng, lật mặt bánh thật khéo và gấp bánh làm đôi. Ăn nóng với rau cải xanh, và nước mắm chua ngọt.
Bí quyết đầu bếp: Để bánh xèo thật ngon, giòn thì không nên gấp gáp, chiên bánh trên lửa nhỏ và đều. Dùng chảo gang, loại chảo cũ đã thắng mỡ hoặc nấu nhiều lần. Bởi chảo cũ thì dầu mỡ đã rút hết vào chảo, bánh sẽ tróc, không dính chảo và giòn rụm.
nguyetamuro
17:40 30/05/2010