- 23/07/2012 10:11 - 4971 lượt xem
- Thích | 0 yêu thích
- Chia sẻ
- 0 bình luận
Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, ngoài những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh, bạn cần phải bổ sung những loại thực phẩm cũng như chế độ ăn hợp lý để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
10 loại thực phẩm phòng bệnh tiểu đường tốt
Một số chuyên gia y học cho rằng, thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa hay hạn chế bệnh tiểu đường. Một số thực phẩm đặc biệt ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.
Trà xanh:
Theo các công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry, trà xanh giúp điều hoà lượng đường trong máu, do đó có thể ngăn ngừa hay làm giảm bệnh tiểu đường.
Chè xanh giúp điều hòa đường trong máu.
Giấm:
Công trình nghiên cứu của Trường ĐH Arizona (Mỹ) cho thấy, việc uống khoảng 2 thìa giấm trước mỗi bữa ăn sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường tới 25%. Đặc biệt, theo các nhà nghiên cứu của Italia, uống giấm rượu táo trong bữa ăn sẽ giảm lượng đường trong máu tới 30%.
Quế:
Uống 1/4 thìa bột quế mỗi ngày giúp tăng phản ứng với insulin, giảm chứng viêm sưng ở phụ nữ lớn tuổi, và giúp làm giảm lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường.
Táo:
Một công trình nghiên cứu của Phần Lan cho rằng, những thực phẩm có lượng chất quercetin cao, chẳng hạn như táo, giúp làm giảm tiểu đường. Những nguồn giàu quercetin khác là cà chua, dâu tây và các loại rau có lá xanh.
Tỏi:
Công trình nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng con người thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, tỏi làm hạ thấp lượng đường cũng như làm tăng lượng insulin trong máu.
Cam:
Do cam có chứa nhiều vitamin C và các chất chống ôxy hoá, nên bệnh nhân tiểu đường có thể dùng cam để ăn vặt hàng ngày và thường xuyên.
Sôcôla đen:
Theo các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Tufts, sôcôla đen làm tăng phản ứng với insulin, giúp chống lại tình trạng kháng insulin, và như vậy việc sử dụng insulin của cơ thể sẽ hiệu quả hơn.
Cà phê:
Những người có thói quen uống 3 – 4 tách cà phê mỗi ngày sẽ giảm được 25% nguy cơ mắc tiểu đường so với những người không có thói quen uống cà phê. Điều này đã được các chuyên gia nghiên cứu Australia chứng minh.
Tuy vậy, bạn cũng không nên lạm dụng cà phê vì đó là loại đồ uống có capheine, nếu sử dụng nhiều sẽ gây hại cho sức khoẻ.
Lạc (đậu phộng):
Những phụ nữ có thói quen dùng lạc hoặc bơ lạc làm đồ ăn vặt đều đặn 5 lần mỗi tuần ẽ giảm được từ 20% đến 30% nguy cơ tiểu đường, theo nghiên cứu của Đại học Harvard. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm rằng, lạc là loại hạt chứa nhiều chất béo có lợi và hàm lượng magiê có lợi cho sức khoẻ.
Ngũ cốc:
Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khoẻ. Hơn thế nữa, các minh chứng khoa học còn chỉ ra rằng, việc ăn ngũ cốc đều đặn bạn sẽ giảm được 40% nguy cơ tiểu đường. Ngũ cốc có tác dụng rất hiệu quả trong việc bình ổn hàm lượng đường trong máu. Vậy nên bạn đừng quên bổ sung ngũ cốc vào thực đơn hằng ngày.
Thực phẩm chứa vitamin C:
Kết quả một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học châu Âu mới đây cho thấy, những người có hàm lượng vitamin C trong máu cao, có khả năng giảm tối đa nguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Các loại trái cây và rau xanh như cam, dâu và bông cải xanh đều là những nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C.
Bổ sung nhiều loại gia vị:
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y Georgia (Hoa Kỳ) đã tiến hành kiểm nghiệm 24 loại thảo dược và gia vị. Họ phát hiện ra rằng, lượng antioxidants (chất chống oxy hóa) chứa trong các loại gia vị và thảo dược đó có tác dụng giúp ngăn ngừa chứng viêm, có liên quan tới căn bệnh đái tháo đường. Trong đó, cây đinh hương và quế là hai loại gia vị chứa nhiều antioxidants nhất.
Ăn cơm nấu từ gạo nâu:
Cũng theo các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y Georgia, một loại hợp chất giúp cho cây lúa phát triển (có trong hạt gạo) cũng có tác dụng làm giảm tình trạng tổn hại các mạch máu và hệ thần kinh do bệnh đái tháo đường gây nên. Để tăng hiệu quả, bạn nên ngâm gạo một đêm rồi hãy nấu, nhằm tận dụng hết công năng của loại hợp chất này.
Những điều cần biết và tránh
Kiêng ăn chất béo:
Cố gắng ăn càng ít chất béo càng tốt, sao cho số calories (nhiệt lượng) ăn vào từ chất béo không quá 30% tổng số nhiệt lượng mà cơ thể bạn cần dùng mỗi ngày. Danh từ “chất béo” ở đây dịch từ chữ “saturated fat”, bao bồm cả mỡ động vật và mỡ thực vật. Cố gắng thay “saturated fat” bằng “poly-unsaturated fat” hoặc “mono-unsaturated fet” (là dầu mỡ không làm sinh ra cholesterol).
Kiêng protein:
Số calories (nhiệt lượng) ăn vào từ chất protein nên ở khoảng từ 12% đến 20% tổng số nhiệt lượng mà cơ thể bạn cần dùng mỗi ngày. Mỗi gram chất béo cung cấp 9 calories, mỗi gram protein cung cấp 4 calories.
Kiêng cholesterol:
Mỗi ngày bạn không nên tiêu thụ quá 300 milligram cholesterol; chất này có trong lòng đỏ trứng, thịt, tôm, cua, hào, sò…
Kiêng ăn đường và những chất chứa đường:
Theo một số nghiên cứu tại các bệnh viện, việc kiêng cữ đường không cần thực hiện đến mức quá đáng nếu bạn có thể kiểm soát được bệnh của mình, và nếu bạn không quá mập. Đây có lẽ là một tin đáng lạc quan cho bạn. Dù sao, kiêng cữ vẫn tốt hơn, vì ít nhất điều này cũng giúp bạn đỡ phải khư khư theo dõi mức đường của mình mỗi lần ăn một ly chè, hay uống một ly nước ngọt. Theo Hiệp hội Tiểu đường thì các loại đường hóa học như aspatema, saccharin (không cung cấp calories) và những loại như fructose, sorbitol (cung cấp calories) đều có thể dùng được tùy theo bệnh trạng của từng người. Khi dùng, nên đọc nhãn hiệu của các loại đường để biết nó thuộc loại nào trong 4 loại trên.
- Nếu bệnh tương đối nghiêm trọng, nên dùng loại không có calories như saccharin và aspateme.
- Nếu bệnh trong vòng kiểm soát được, có thể dùng các loại cung cấp calories như fructose, sorbitol (theo những người có kinh nghiệm thì loại này mùi vị ngon hơn loại không cung cấp calories). Dù sao, bạn cũng nên cẩn thận một chút khi dùng loại này vì chúng có thể gây chứng tiêu chảy nếu dùng nhiều. Ngoài ra, đối với những người có ít insulin, đường fructose có khuynh hướng làm mức triglyceride trong cơ thể trở nên cao hơn.
Kiêng rượu:
Hiệp hội Tiểu đường cũng khuyên bạn không nên uống hơn 2 “drink” alcohol một tuần (mỗi “drink” tương đương với 1 lon bia, 1 ly rượu chát, hoặc 1 shot hay 1 séc rượu mạnh).
Ăn ít lại và ăn nhiều bữa:
Không ít thì nhiều, các thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày đều chứa chất đường glucose; vì thế sau mỗi bữa ăn, cơ thể của bạn sẽ có nhiều đường hơn. Có nhiều đường nghĩa là cơ thể cần nhiều insulin để tiêu hóa chất đường thặng dư này. Nói cách khác, có thể tạm lập thành một công thức như sau:
Ăn ít = Đường ít = ít chất insulin = Mức đường trong máu ít thay đổi.
Vì thế, muốn mức đường trong máu ít thay đổi, nên ăn ít trong mỗi bữa ăn và bù lại bằng cách ăn nhiều bữa trong ngày. Chia số thực phẩm phải ăn trong ngày làm 3 bữa hoặc hơn thì càng tốt. Nếu không có thì giờ rảnh cho những bữa ăn, nên tìm cách ăn vặt một vài lát trái cây, một hai cái bánh nhạt (xen kẽ giữa các bữa ăn) là tốt nhất.
Nên tìm cách giảm cân:
Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường type 2 đều có số cân nặng hơn mức trung bình, nói đúng hơn là hơi mập. Việc này không tốt vì sự béo mập này có thể cản trở tính xúc tác của insulin và làm cho các tế bào không thể hấp thụ đường được. Vì lý do này nên lượng đường trong máu càng ngày càng cao hơn. Nếu bạn là người béo mập và bị bệnh tiểu đường thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải ăn ít lại và tập thể dục để giảm cân. Kinh nghiệm của nhiều bác sĩ về môn này cho thấy, có nhiều bệnh nhân chỉ cần giảm đi 2-5 kg là hầu như bệnh tiểu đường của họ hoàn toàn biến mất!
Nói thì dễ, nhưng việc giảm cân không phải bất cứ ai muốn làm cũng được. Nếu bạn đã cố gắng nhiều và không giảm được tí ti nào thì cũng đừng buồn; miễn là bạn có thói quen ăn uống tốt (như nói ở các trang trước) và tập thể dục đều đặn là cũng tạm đủ rồi (nhưng dĩ nhiên đừng để lên cân nữa).
Đừng bao giờ dùng phương pháp giảm cân không phải do ăn ít và tập thể dục. Những phương pháp này không có lợi cho căn bệnh của bạn.
Liên hệ tư vấn và đặt hàng:
HOANG TRAN WATER
Số: 25 Mê Linh, P.19, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
Điện thoại: (08)35022101
Email: hang.tlgd@hoangtran.com.vn
Website: www.hoangtran.com.vn | www.nuoctinhkhiet.com | www.maynonglanh.vn