Triệu chứng thiếu máu thường bao gồm cảm giác ngứa ran trên bàn tay, chân, trầm cảm, mất trí nhớ, mệt mỏi và cơ thể yếu dần. Bạn cũng có thể chuẩn đoán bệnh bằng các xét nghiệm máu đơn giản.
Một số nguyên nhân chính của thiếu máu là thiếu sắt, vitamin B12, folic acid, khi cơ thể mất máu quá nhiều hoặc do sự xâm nhập của giun trong ruột và dạ dày. Với các bà mẹ cho con bú, đây là giai đoạn người mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt là thiếu sắt.
Dưới đây là 10 thực phẩm bổ sung máu hàng đầu bạn không thể bỏ qua.
1. Đậu nành
Tất cả các loại đậu chứ không riêng gì đậu nành đều là nguồn cung cấp sắt rất lớn. Thế nhưng bạn cần biết cách chế biến để đạt được lợi ích như ý bởi đậu có chứa axit phytic ngăn chặn sự hấp thu sắt. Cách tốt nhất để giảm lượng acid phytic là ngâm hạt cà phê qua đêm trong nước ấm trước khi nấu.
Khi nói đến hàm lượng sắt trong đậu, đậu nành đứng đầu danh sách. Chỉ cần một chén đậu nành chế biến là đã có thể đáp ứng 1/2 nhu cầu sắt hàng ngày. Ngoài ra, đậu nành còn là một thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp và giàu protein, đặc biệt tốt cho những ai thiếu máu.

Với những người không uống được sữa bò thì sữa đậu nành được coi là vị cứu tinh có tác dụng bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
2. Bánh mì nguyên hạt
Để bổ sung sắt, bạn có thể đưa bánh mì nguyên hạt vào chế độ ăn hằng ngày. Một lát bánh mì nguyên hạt đủ cung cấp cho cơ thể bạn khoảng 6% nhu cầu sắt hàng ngày. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn rất giàu chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật và khôi phục các chức năng sinh học lành mạnh.
3. Bột yến mạch
Theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA, một chén bột yến mạch ăn liền có thể đáp ứng 60% lượng sắt cần thiết hàng ngày. Bột yến mạch cũng giúp bạn bổ sungB-12 và các vitamin B khác cơ thể cần.
4. Thịt đỏ
Thịt đỏ, như thịt bò, thịt heo, có chứa một lượng sắt heme cao, dễ hấp thụ hơn chất sắt non-heme từ thực vật. Bên cạnh đó, gan cũng là lựa chọn tốt nhất để tăng cường máu của bạn với sắt và vitamin B.
Theo USDA (Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ), gan bò chiếm hơn 600% nhu cầu hàng ngày của bạn về sắt và vitamin B-12.
5. Trứng
Thực phẩm có nhiều chất chống o-xy hoá cũng như giàu protein như trứng giúp bổ sung vitamin bị mất trong điều kiện thiếu máu. Trứng cung cấp một nlượng lớn chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống với rất ít calo. Theo bảng khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng RNI thì 1 quả trứng lớn chứa khoảng 1mg sắt cung cấp khoảng 7% sắt cho nữ giới và 11% sắt cho nam giới. Sự hấp thu sắt tăng lên khi bổ sung axit ascorbic (vitamin C), vì vậy bạn nên uống một ly nước cam với trứng của bạn. Thường xuyên ăn trứng cũng giúp xây dựng các khớp xương chắc khỏe.

Nhiều người băn khoăn không biết liệu ăn trứng gà nhiều có tốt không? Dưới đây là 9 điều bạn có thể tham khảo về tác dụng của trứng gà đối với cơ thể nếu bạn bắt đầu ăn 2 quả trứng mỗi ngày.
6. Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng là một nguồn sắt tốt. Chỉ hai muỗng canh bơ đậu phộng bạn đã bổ sung 0,6mg sắt. So với 8mg nhu cầu của đàn ông trưởng thành và 18mg sắt mỗi ngày phụ nữ cần.
Vì thế, thật đơn giản, chỉ cần một bánh sandwich bơ đậu phộng, cùng với một ly nước cam cho bữa sáng ( Vitamin C trong nước cam sẽ làm tăng sự hấp thu sắt có trong bơ đậu phộng) là bạn đã có thể bổ sung lượng sắt lớn cho cả ngày rồi.
Ngoài bơ đậu phộng, bạn còn có thể thay thế đậu phộng trong thực đơn của mình.
7. Rau bina
Các loại rau xanh lá như rau bina là một nguồn cung cấp chất sắt cũng như vitamin C dồi dào. Rau bina cũng có chứa chất xơ, vitamin A, B9, C và E, canxi và beta-carotene rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh.
1/2 chén rau bina luộc có chứa 3,2 mg sắt, hoặc ít hơn 20% nhu cầu hàng ngày của phụ nữ. Bạn cũng dùng rau bina để nấu súp, trộn salad… Các loại rau lá xanh khác có lợi cho người thiếu máu bạn có thể bổ sung là rau diếp, cần tây, bông cải xanh, cải xoong và cải xoăn.
8. Cà chua
Thực phẩm giàu vitamin C như cà chua cũng có thể giúp chống lại tình trạng thiếu máu. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt vì vậy bạn nên cố gắng uống một ly nước ép cà chua nguyên chất, ít nhất mỗi ngày một lần. Cà chua cũng chứa beta-carotene và vitamin E, có thể cải thiện tình trạng của da và tóc của bạn.
Tránh các loại thức uống có chứa caffein như trà, cà phê vì chúng có thể gây trở ngại cho sự hấp thụ sắt.
9. Lựu
Lựu có chứa vitamin C, sắt, vitamin A và E, cũng như chất xơ, kali. Bạn có thể duy trì dòng máu khỏe mạnh trong cơ thể bằng cách ăn lựu dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả nước trái cây. Lựu cung cấp chất sắt cho máu của bạn và do đó giúp giảm các triệu chứng thiếu máu bao gồm kiệt sức, chóng mặt, yếu và mất thính giác.
10. Củ dền
Nước ép củ dền, sadad hay dùng trong các món canh cũng có thể giúp bạn chống lại tình trạng thiếu máu.
Củ dền vừa bao gồm các thuộc tính thải lọc vừa là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Tất cả các chất dinh dưỡng này giúp khôi phục và kích hoạt lại các tế bào hồng cầu, từ đó giúp cung cấp đầy đủ o-xy cho cơ thể.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.