Bệnh tiểu đường nên ăn gì luôn là câu hỏi thường trực của mỗi người bệnh. Vì bên cạnh việc dùng thuốc điều trị các bác sỹ luôn khuyên bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng để có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Có hai loại tiểu đường là tiểu đường loại 1 (trong đó cơ thể không sản xuất insulin) và tiểu đường loại 2 (trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin được sản xuất không hoạt động bình thường). Một số triệu chứng thông thường của bệnh tiểu đường bao gồm mệt mỏi, giảm cân (mặc dù bạn đang ăn rất nhiều), tiểu, nhiều, xuất hiện nhiều vết thâm, thị lực giảm…
Để điều trị bệnh tiểu đường, ngoài thuốc, bạn có rất nhiều cách tự nhiên để kiểm soát mức đường trong máu. Sau đây sẽ các những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn để thoát khỏi gánh nặng do bệnh gây ra.
1. Khổ qua
Khổ qua là thực phẩm cực kỳ hữu ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường nhờ tác dụng hạ đường huyết. Nó có xu hướng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất glucose trên toàn cơ thể chứ không phải là một cơ quan hay mô cụ thể.
Khổ qua giúp làm tăng bài tiết insulin trong tuyến tụy và ngăn ngừa sự đề kháng insulin. Do đó, nó có lợi cho cả bệnh đái đường loại 1 và loại 2. Tuy nhiên, nó không thể được sử dụng để thay thế hoàn toàn insulin điều trị.
Cách dùng: Uống một ít nước ép khổ qua khi dạ dày rỗng mỗi buổi sáng. Trước hết bỏ hạt khổ qua, ép thịt khổ qua lấy nước ép, thêm nước vào uống. Làm theo cách điều trị này hàng ngày vào buổi sáng ít nhất là hai tháng. Ngoài ra, bạn có thể khổ qua vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngoài công dụng giải nhiệt, trà khổ qua còn có nhiều lợi ích giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn đấy! Tham khảo cách làm trà khổ qua tại đây.
2. Quế
Bột quế có khả năng làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích hoạt động của insulin. Nó chứa các thành phần hoạt tính sinh học có thể giúp ngăn ngừa và chống lại bệnh tiểu đường.
Một số thử nghiệm đã cho thấy quế là một lựa chọn có hiệu quả để giảm lượng đường trong máu trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2 không được kiểm soát.
Cách dùng: Trộn 1/2-1 muỗng cà phê quế trong một chén nước ấm, uống hàng ngày. Một lựa chọn khác là đun sôi 2-4 cây quế vào một cốc nước, ngâm trong 20 phút, sau đó uống hàng ngày cho đến khi bạn thấy sự cải thiện. Bạn cũng có thể thêm quế vào trà hoặc các món nướng đều được.
3. Hạt cỏ cà-ri
Hạt cỏ cà-ri là một loại thảo mộc được sử dụng để kiểm soát bệnh tiểu đường, cải thiện dung nạp glucose và giảm lượng đường trong máu do hoạt động hạ đường huyết. Nó cũng kích thích sự bài tiết insulin phụ thuộc vào glucose. Chất xơ trong hạt cỏ cà-ri có thể làm chậm sự hấp thu carbohydrate và đường.
Cách dùng: Ngâm 2 muỗng canh hạt cỏ cà-ri trong nước qua đêm. Uống nước cùng với hạt vào buổi sáng khi bụng đói. Thực hiện theo cách này trong khoảng 1 tháng để giảm mức đường huyết. Một lựa chọn khác là cho 2 muỗng canh hạt cỏ cà-ri với hạt nhân trong sữa và uống hằng ngày.
4. Ổi
Vitamin C và hàm lượng chất xơ cao trong ổi giúp trái cây này thực sự hữu ích trong việc duy trì lượng đường trong máu. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên gọt vỏ ổi khi ăn và không nên ăn quá nhiều ổi trong một ngày.
5. Đậu bắp
Đậu bắp chứa các thành phần như các phân tử polyphenolic có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí Dược phẩm và Khoa học BioAllied cho thấy hạt, vỏ và chất nhờn trong quả đậu bắp đều có khả năng chống cao huyết áp.
Cách dùng, cắt đôi dọc quả đậu bắp, sau đó dùng nĩa cạo phần chất nhờn ra, đem ngâm nguyên quả vào ly nước qua đêm. Sáng hôm sau bạn uống nước này khi dạ dày rỗng. Thực hiện cách này hàng ngày trong vài tuần.
Không chỉ là vũ khí bí mật cho các bệnh nhân tiểu đường, đậu bắp còn là thực phẩm vô cùng có lợi cho phái nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
6. Lá xoài
Lá xoài cũng giúp điều chỉnh lượng insulin trong máu và cải thiện hồ sơ lipid trong máu của bạn.
Cách dùng: Ngâm 10-15 lá xoài đã rửa sạch trong một cốc nước qua đêm. Sáng hôm sau lọc lấy nước và uống khi dạ dày rỗng.Bạn cũng có thể phơi khô lá xoài sau đó xay nhuyễn và cho khoảng 1 muỗng cà phê bột lá xoài vào nước uống 2 lần mỗi ngày.
7. Lá cà-ri
Lá cà-ri rất hữu ích trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường vì chúng có đặc tính chống tiểu đường. Người ta tin rằng lá cà ri chứa một thành phần làm giảm tỷ lệ tinh bột bị phân hủy thành glucose ở người bị tiểu đường.
Vì vậy, bạn chỉ cần nhai khoảng 10 lá cà ri tươi hàng ngày vào buổi sáng. Để có kết quả tốt nhất, hãy tiếp tục duy trì phương pháp này trong 3-4 tháng. Nó cũng giúp làm giảm mức cholesterol cao và béo phì.
8. Nha đam
Nha đam giúp hạ thấp mức đường huyết lúc đói. Nó chứa phytosterols có tác dụng chống tăng đường huyết cho bệnh đái tháo đường týp 2.
Sự kết hợp của nha đam, lá nguyệt quế và nghệ thực sự hữu ích trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Cách làm: Trộn đều 1/2 muỗng cà phê bột nguyệt quế với bột nghệ và 1 muỗng cà phê nước ép nha đam. và nghệ và một thìa cà phê của lô hội. Uống 2 lần mỗi ngày trước bữa trưa và bữa tối.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.