Chế độ ăn uống đa dạng các loại rau củ sẽ duy trì sức khỏe ổn định, tuy nhiên, một vài trong số đó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn…
Hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng họ không ăn đủ trái cây, rau quả và bạn cũng đang là một trong những số này. Tuy nhiên, nếu đang có ý định tăng cường việc thu nạp rau củ thì trước tiên bạn phải loại trừ hoặc biết cách sử dụng những loại thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng dưới đây.
Hạt giống, mầm và nhân
Trong một số loại hạt giống, mầm hay hạt của số ít loại trái cây yêu thích với nhiều người như táo, lê, xoài, đào, mơ… có chứa một chất tự nhiên gọi là amygdalin. Nếu chất này được thu nạp với số lượng lớn (khi được nhai sống) có thể biến thành hydrogen cyanide – hợp chất gây viêm thực quản, xuất huyết dạ dày, thậm chí có thể gây tử vong.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì đôi khi tình cờ bạn đã nuốt phải hạt hoặc thu nạp thường xuyên những loại quả này vì phải cần một hàm lượng khá lớn mới có thể tạo ra một phản ứng gây nguy hiểm tính mạng. Còn nếu không, những hạt này cũng sẽ đi qua hệ thống bài tiết ra ngoài chứ không bị nghiền nát trong ruột và gây hại cho bạn.
Khoai tây “xanh”
Một độc tố khác thường thấy trong căn bếp của bạn đó là những củ khoai tây đã mọc mầm hay lớp vỏ chuyển thành màu xanh. Màu xanh này được tạo thành bởi một chất hóa học gọi là solanine – một loại glycoalkaloid tự nhiên có thể được sản sinh khi khoai tây được tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều – có thể gây hại cho sức khỏe nếu được thu nạp vào cơ thể. Do đó, nếu bạn nhận thấy một lớp màu xanh lá cây nhẹ ngay dưới lớp vỏ lụa mỏng của khoai tây, nên cắt bỏ những phần xanh hoặc loại bỏ ngay củ này trước khi chế biến món ăn.
Thực tế cho thấy, nếu tiêu thụ khoai tây đã sinh độc tốcó thể gây ra các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và vấn đề tiêu hóa. Bạn có thể tránh nguy cơ này bằng cách lưu trữ khoai tây ở nơi mát mẻ, khô thoáng và ít ánh sáng.
Đậu đỏ khô
Đậu đỏ ở dạng thô, chưa nấu chín chứa một loại độc tố tự nhiên được gọi là lectin. Với những ai có thói quen ăn loại thực phẩm này ở dạng thô, chưa qua chế biến nên xem xét việc loại bỏ thói quen này. Lý do là, chỉ cần ăn khoảng chừng 4 đến 5 hạt cũng có thể gây ra những hiện tượng như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng.
Để loại bỏ độc tố trong đậu đỏ, hãy chắc chắn rằng bạn phải ngâm đậu ít nhất là 5 tiếng trước khi nấu. Thời gian nấu nên từ 10 phút trở lên, khi nấu để lửa to vì nhiệt độ thấp có thể khiến hàm lượng độc tố tăng lên.
Bột sắn dây
Một trong những loại carbohydrate tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới chính là bột từ củ sắn. Loại củ giàu tinh bột này còn được biết đến tên gọi là Yucca. Tuy nhiên, độc tốglycosides cyanogenic được tìm thấy chủ yếu trong lá, gốc rễ, nếu sử dụng trực tiếp lâu dài có thể gây ra vấn đề về rối loạn tiêu hóa (nôn, đi ngoài…), gây nguy hại cho dạ dày và rối loạn thần kinh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, để loại bỏ bớt độc tố nguy hại này, bạn nên sử dụng khi nó đã được sấy khô; bóc vỏ ngâm nước, rửa kỹ và nấu ngay sau khi được thu hoạch.
Nấm mọc hoang
Hầu hết mọi người đều biết rằng trong nhiều loại nấm, nhất là nấm mọc hoang có chứa chất độc. Điều này không bao gồm nấm trồng mà bạn tìm thấy tại các cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, khó mà phân biệt được nấm không độc và nấm hoang dã. Hơn nữa, bạn cũng không thể làm cho nấm chứa độc hết độc bằng cách nấu nướng, đông lạnh, hoặc bất kỳ cách thức chế biến nào. Cách duy nhất để tránh ngộ độc nấm là không sử dụng nấm hoang dã.
Hoàng Trần
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.