đám cưới, ảnh cưới, áo cưới trang trí nhà, gia đình, sức khỏe, làm đẹp nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ

Search form

Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

marylyn_zz
Đầu bếp: marylyn_zz

Biết nấu ăn

marylyn_zz đã gửi 0 công thức món ăn & 0 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Rau thơm dùng làm gia vị có nhiều lợi ích phụ bên cạnh việc tạo hương vị và mùi thơm cho món ăn. Chúng chứa chất dinh dưỡng, dược tính và các chức năng quan trọng khác.

 

Mùi tây (Petrosilinum crispum)

Loài cây gia vị này chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C, can-xi và hàm lượng sắt. Trong y học, nó có nhiều công dụng như giảm khả năng giữ nước, làm ngọt hơi thở và loại bỏ chứng hôi miệng. Đây là một loại cây có chứa chất ức chế ung thư mạnh, được dùng để điều trị thận và sỏi mật.

Ngoài ra, mùi tây còn có tác dụng long đờm, điều hòa kinh nguyệt và giúp giảm bớt chứng đầy hơi và đau bụng. Loại cây này còn có khả năng kích thích tình dục mạnh.

Cây hương thảo (Rosemarinus officinalis)

Đây là loài thảo mộc có tác dụng chống ký sinh trùng, chống trầm cảm và có khả năng sát trùng. Nó chứa vitamin A, C, và sắt. Cây hương thảo có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa, vì thế được sử dụng để điều trị bệnh thần kinh dạ dày, đau đầu và trầm cảm liên quan đến stress. Ngoài ra, loài cây này còn được dùng để điều trị đau thần kinh tọa, đau cơ, đau dây thần kinh và thúc đẩy việc mọc tóc.

Cây xạ hương (Thymus vulgaris)

Cỏ xạ hương cũng có chứa vitamin A và C và sắt, có tính sát trùng mạnh và được sử dụng để điều trị các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa và những vết thương bị nhiễm trùng. Cây này giúp giảm viêm họng, giảm ho và dùng trị viêm phế quản, ho gà, và hen suyễn. Nó còn có khả năng giúp cầm tiêu chảy và giảm chứng đái dầm ở trẻ em.

Cây húng quế (Osimum Basilicum)

Trong lá của húng quế có chứa vitamin A và C, sắt và can-xi. Húng quế còn được sử dụng để làm dịu vết đau, ngứa do côn trùng cắn, rắn cắn và ong chích. Nó cũng được dùng để làm dịu các chứng liên quan đến rối loạn dạ dày, giảm nôn mửa.

 

 

Cây kinh giới (Origanum Vulgare)

Loài cây này chứa vitamin A, C, can-xi và sắt, có tác dụng như thuốc kháng sinh  mạnh, có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Kinh giới được sử dụng để điều trị viêm xoang mãn tính, nhiễm trùng miệng, răng, lợi, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm nấm và các vấn đề về tiêu hóa. Cây này còn được dùng để kích thích sự thèm ăn.

Tía tô (Melissa officinalis)

Cây rau thơm này được dùng để làm giảm căng thẳng và lo lắng. Nó có khả năng gây buồn ngủ. Loài cây này còn làm giảm huyết áp và được sử dụng để điều trị sốt do cúm và các bệnh nhiễm trùng, giúp ổn định đường tiêu hóa. Trồng loài cây này trong vườn còn giúp thu hút những loài ong có lợi và đuổi sâu bệnh ra khỏi vườn.

Theo Women's Health

Lần đầu ghé Bếp?

Đăng ký thành viên ngay hôm nay để chia sẻ món ăn và xuất hiện trên tạp chí BGĐ Close