marry.vn dekor.vn baby.marry.vn

Search form

Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

Nguồn gốc Tết Nguyên đán

thuyquynh
Đầu bếp: thuyquynh

Chuyên gia nấu ăn

Có gì mà lo!

thuyquynh đã gửi 135 công thức món ăn & 76 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Ta là ngày lễ lớn và được trông đợi nhất trong năm của người Việt Nam. Tuy nhiên, về nguồn gốc Tết cổ truyền, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết chính xác Tết ta của người Việt bắt đầu từ khi nào. 

Nguồn gốc và sự tương đồng

Lịch sử Trung Quốc có viết rằng từ thế kỷ thứ nhất, hai vị quan Trung Hoa là Nhâm Diên và Tích Quang đã sang và truyền cho dân ta biết làm ruộng, sinh hoạt văn hoá, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Nhưng theo những truyền thuyết và lịch sử, nguồn gốc Tết cổ truyền nước ta thì Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2.879 trước Công nguyên, kéo dài 2.622 năm. Sau đó Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân. Sau khi nối ngôi, Lạc Long Quân kết hôn cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết, bắt đầu có bánh chưng, bánh dày nhờ sáng kiến của Lang Liêu - con trai thứ 18 của vua Hùng Vương thứ 6. Không chỉ chúng ta mà một số nước lân cận Trung Quốc ít nhiều chịu ảnh hưởng và cũng ăn Tết tương đương với Âm lịch Trung Hoa, như Hàn Quốc, Mông Cổ.



Mỗi nước có một nền văn hoá riêng, nhưng nhìn chung Tết trong tâm thức của người dân dù Việt, hay Trung, Hàn, Mông thì Tết đều có một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Đó là dịp để con người nhớ về tổ tiên, ông bà; để bỏ đi những điều không may, xui rủi của năm cũ và hy vọng tràn đầy vào một khởi đầu tốt đẹp hơn trong năm mới. Tết cũng là dịp gia đình đoàn viên, hạnh ngộ trong bữa cơm gia đình với bao mừng vui sau bao ngày xa cách. Và Tết cũng là dịp để mọi người hàn gắn những giềng mối quan hệ bằng những lời chúc đầy ý nghĩa.

Ước mơ Sung túc và Thịnh vượng từ thực phẩm
Không hẳn là tín ngưỡng mà đây chính là một niềm tin mạnh mẽ của mọi dân tộc khi tin rằng món ăn ngày đầu năm có thể mang lại điềm may cho mình. Tuy nhiên, điểm khác biệt thú vị là mỗi quốc gia có những chọn lựa thực phẩm khác nhau cho niềm tin của mình. 

Việt Nam ta ngày Tết là phải có mâm ngũ quả với mong ước một năm đủ đầy, sung túc, hoặc món khổ qua hầm với niềm tin ăn món này thì những khổ cực của năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới. Đặc biệt, Tết của người Việt không thể thiếu bánh chưng, bánh tét. Bánh chưng vuôn tượng trưng cho Đất, bánh tét tròn cho Trời. Bánh chưng, bánh tét với nếp, đậu, thịt mỡ không chỉ là tấm lòng của người Việt hướng về tổ tiên nguồn cội mà còn là ước mong một năm mới ấm no, sung túc.


Còn các món ăn Tết Trung Quốc có ý nghĩa may mắn bởi phát âm giống như các từ trường thọ, hạnh phúc và thịnh vượng. Chẳng hạn như rong biển – hoe see fat choy tương tự như phát tài – fat choy, sò khô – ho see nghe gần giống từ “giàu có”, những món quà như quýt và cam thì lại nghe như "vàng" và "giàu có". 

Tết của mỗi nước là một lễ hội văn hoá độc đáo mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy.

Thanh Thiên
 

Các bài liên quan