Ăn cơm rượu nếp - hương vị ngày Tết Đoan Ngọ
Ấn tượng của mùa hè trong tuổi thơ tôi không phải là thỏa thích nô đùa với những con sóng biển, cũng chẳng phải là những chuyến đi xa với bố mẹ như bao chúng bạn. Từ rất lâu rồi, tôi chỉ mong đến mùa hè để có... ngày Tết Đoan Ngọ. Bởi với tôi, đó là dịp thật đặc biệt, mẹ sẽ tự tay làm cho gia đình tôi món rượu nếp để “giết sâu bọ”. Khắp các các con phố cũng nô nức tiếng rao bán rượu nếp vang lên từ sáng sớm.
Tôi luôn vui sướng khi được cùng theo mẹ ra chợ để chọn những hạt nếp to và đều cùng với men rượu. Và năm đó, khi lên 10, tôi quyết định khám phá cách mẹ làm rượu nếp. Gạo được mẹ tôi ngâm trước đó cả mấy tiếng, sau đó được vo đãi sạch, để ráo rồi cho vào đồ chín. Đến khi cơm nếp vừa chín tới, mẹ dỡ xôi để nguội. Mẹ nói đồ xôi phải chín tới thì rượu nếp mới không bị sượng.
“Rượu nếp ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào men. Nếu cho men nhiều quá, rượu nếp sẽ bị nồng còn ít quá thì không đủ lượng, rượu nếp không ngon” - mẹ vừa làm vừa giảng giải cho tôi một cách nhẹ nhàng. Mẹ bỏ phần trấu bao quanh bên ngoài, giã men nhỏ và cho qua rây để lấy phần bột. Khi làm, có mẹ ở bên, tôi thấy mọi chuyện đều êm đẹp đến thế. Khi xôi đã nguội hẳn, mẹ lau sạch lá sen và dải lên giá, kế đến là một lớp xôi, rồi một lớp men. Lớp trên cũng đậy bằng lá sen.
Xôi để sau hai ngày, mẹ mở ra đảo đều rồi lại đậy vào. Lúc này, mùi cơm rượu đã thơm khắp gian bếp, khiến anh em tôi chỉ chực trào nước miếng. Hai ngày sau, rượu nếp “ngấu” và ngày Tết Đoan Ngọ cũng đã đến. Rượu nếp mẹ làm bao giờ cũng mềm và thơm rất hấp dẫn, có đủ vị ngọt thanh của hạt nếp hòa quyện với vị cay cay của men rượu. Chúng tôi lần lượt giúp mẹ xúc rượu nếp ra những chiếc bát nhỏ xinh và đặt lên bàn thờ cúng ông bà. Khi hết một tuần hương, mẹ hạ xuống và cả nhà cùng thưởng thức. Anh em chúng tôi háo hức chờ đợi.
Sau này, khi lớn lên tôi học ngành thực phẩm chuyên ngành lên men. Tôi hiểu làm rượu nếp là quá trình chuyển hoá tinh bột thành đường, từ đường thành rượu và giải phóng CO2. Lý thuyết thì là vậy nhưng khi tôi làm rượu nếp vẫn không ngon bằng mẹ làm. Cách làm rượu nếp của mẹ cũng thông thường như cách bao người làm món ăn đó, nhưng đó luôn là món rượu nếp ngon nhất vì trong đó chứa đựng một tình yêu bao la của mẹ, thể hiện qua từng cử chỉ chăm sóc ân cần dành cho con mình.
Ngọc Anh (TTCN sinh học&thực phẩm HN)
Tôi luôn vui sướng khi được cùng theo mẹ ra chợ để chọn những hạt nếp to và đều cùng với men rượu. Và năm đó, khi lên 10, tôi quyết định khám phá cách mẹ làm rượu nếp. Gạo được mẹ tôi ngâm trước đó cả mấy tiếng, sau đó được vo đãi sạch, để ráo rồi cho vào đồ chín. Đến khi cơm nếp vừa chín tới, mẹ dỡ xôi để nguội. Mẹ nói đồ xôi phải chín tới thì rượu nếp mới không bị sượng.
“Rượu nếp ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào men. Nếu cho men nhiều quá, rượu nếp sẽ bị nồng còn ít quá thì không đủ lượng, rượu nếp không ngon” - mẹ vừa làm vừa giảng giải cho tôi một cách nhẹ nhàng. Mẹ bỏ phần trấu bao quanh bên ngoài, giã men nhỏ và cho qua rây để lấy phần bột. Khi làm, có mẹ ở bên, tôi thấy mọi chuyện đều êm đẹp đến thế. Khi xôi đã nguội hẳn, mẹ lau sạch lá sen và dải lên giá, kế đến là một lớp xôi, rồi một lớp men. Lớp trên cũng đậy bằng lá sen.
Xôi để sau hai ngày, mẹ mở ra đảo đều rồi lại đậy vào. Lúc này, mùi cơm rượu đã thơm khắp gian bếp, khiến anh em tôi chỉ chực trào nước miếng. Hai ngày sau, rượu nếp “ngấu” và ngày Tết Đoan Ngọ cũng đã đến. Rượu nếp mẹ làm bao giờ cũng mềm và thơm rất hấp dẫn, có đủ vị ngọt thanh của hạt nếp hòa quyện với vị cay cay của men rượu. Chúng tôi lần lượt giúp mẹ xúc rượu nếp ra những chiếc bát nhỏ xinh và đặt lên bàn thờ cúng ông bà. Khi hết một tuần hương, mẹ hạ xuống và cả nhà cùng thưởng thức. Anh em chúng tôi háo hức chờ đợi.
Sau này, khi lớn lên tôi học ngành thực phẩm chuyên ngành lên men. Tôi hiểu làm rượu nếp là quá trình chuyển hoá tinh bột thành đường, từ đường thành rượu và giải phóng CO2. Lý thuyết thì là vậy nhưng khi tôi làm rượu nếp vẫn không ngon bằng mẹ làm. Cách làm rượu nếp của mẹ cũng thông thường như cách bao người làm món ăn đó, nhưng đó luôn là món rượu nếp ngon nhất vì trong đó chứa đựng một tình yêu bao la của mẹ, thể hiện qua từng cử chỉ chăm sóc ân cần dành cho con mình.
Ngọc Anh (TTCN sinh học&thực phẩm HN)
Bài blog mới được bình luận