Monthly Archives: December 2014

Sung-muối-cho-năm-mới

Sung muối cho năm mới

Quan niệm người Việt cho năm mới,trong mâm cơm sẽ có món sung muối hàm ý mong một năm mới gia đình sung túc. Bên cạnh những món nhiều thịt, mỡ, chất đạm có dĩa sung muối ngon sẽ giảm bớt độ ngán.

– Tách từng trái sung rời ra, rửa sạch, để ráo

– Ngâm sung với nước muối khoảng 2 giờ

– Sung sau khi ngâm muối cho hết nhựa, cách này cũng giúp sung không bị thâm. Cho sung vào hũ thủy tinh, chú ý nhẹ tay để sau này trái sung không bị thâm, xấu.

– Tỏi giã nát, ớt cắt miếng cho vào hũ đựng sung ở trên, pha nước muối loãng rồi đổ đầy hũ cho ngập sung.

– Khi thấy sung chuyển sang màu vàng có vị là dùng được.

phở-cuốn-tôm-chiên

Phở cuốn tôm chiên

Đây là một món nhắm tuyệt vời với bia trong những ngày hè nóng bức. Món ăn là sự kết hợp giữa vị ngon mềm của nhân tôm thịt với vị ròn tan của phở rán.

– Làm nhân: Tôm bóc vỏ xay hoặc băm nhuyễn, trộn với giò sống, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu. Cho vào chảo đảo cho đến khi nhân ráo nước.

– Cuốn nem: Bánh phở cắt miếng 4cm x 10cm. Lấy 1 muỗng nhỏ nhân cho vào một đầu rồi cuộn lại.

– Chiên: Cho ngập dầu trong chảo, để thật nóng rồi cho phở cuộn vào, để nhỏ lửa, chiên đến khi vỏ bánh phở vàng giòn là được.

– Nước chấm: Đu đủ rửa sạch cắt lát mỏng, ớt cắt lát, tỏi đập dập băm nhỏ. Đổ nửa chén nước lọc, cho vào 2 muỗng dấm, 1 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường. Trộn các thứ trên với nhau, nên làm nước chấm trước để đu đủ thấm gia vị sẽ ngon hơn.

nấm-bào-ngư-sốt-mè

Nấm bào ngư sốt mè

Món nấm bào ngư sốt mè thơm lừng khi mới vừa bắt đầu xào. Không chỉ thế, món ăn với nhiều màu sắc của nấm bào ngư, cà rốt và bông cải trông thật hấp dẫn.
- Nấm bào ngư xé đôi, ướp 1 muỗng hành, tỏi băm, 1 muỗng nước tương  và  1/2 muỗng đường.
- Thịt nạc dăm cắt miếng, ướp 1 muỗng hành, tỏi băm, 1/2 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng tiêu.
- Bông cải xanh tách nhánh thật nhỏ. Cà -rốt cắt lát mỏng, dùng dao răng cưa nhấn chiều ngang 1cm. Hành lá cắt khúc.
- Pha gia vị xào: 2 muỗng súp sốt mè rang Kewpie, 1 muỗng cà-phê nước tương, 1/3 muỗng cà-phê tiêu, 1 muỗng cà-phê dầu mè, 1 muỗng cà-phê mè rang, 1 muỗng cà-phê ớt sừng băm.
- Phi thơm hành tỏi, xào săn thịt nạc dăm, cho nấm bào ngư vào xào lửa lớn, thêm một ít nước, tiếp tục cho bông cải, cà-rốt vào xào chín.
- Thêm 1/2 chén nước, cuối cùng tắt lửa, thêm sốt xào và hành lá vào, đảo đều, rắc thêm mè rang còn lại vào.
- Dùng  nóng với cơm
Bí quyết:
- Nấm bào ngư xé đôi giúp hương vị nấm hòa quyện với gia vị.
- Tách nhỏ bông cải xanh giúp nguyên liệu nhanh chín, không cần phải trụng.
Nấm bào ngư sốt mè
bò-cuộn-thịt-xông-khói

Bò cuộn thịt xông khói

bò-cuộn-thịt-xông-khói

Vị thịt bò kết hợp với thịt ba rọi xông khói hòa quyện vào nhau tạo cảm giác rất lạ nhưng không kém phần ngon miệng.

– Thịt bò xay

– Thịt ba rọi xông khói cắt nhỏ

– Cà-rốt cắt nhỏ

– Hành tây cắt nhỏ

– Cắt thịt bò thành từng miếng dày khoảng 0.5cm. Dùng búa dần mỏng.

– Xào nhân: Xào thịt ba rọi xông khói cho tươm mỡ, rồi cho cà-rốt, hành tây, thịt bò xay vào xào chín, nêm 1 muỗng cà-phê tiêu và 1/2 muỗng cà-phê hạt nêm sau đó tắt lửa, để nguội.

– Đặt lát bò lên thớt, cho nhân đã xào vào, cuộn chặt tay, dùng tăm gài mép.

– Đun nóng dầu trong chảo, chiên chín vàng.

– Cho bò cuộn thịt ba rọi xông khói ra dĩa, cà chua bi cắt làm tư rồi xếp lên dĩa để trang trí.

– Dùng kèm với sốt mayonnaise và tương ớt.

 

banh-cam

Bánh cam

- Đậu xanh nấu chín, giã nhuyễn.

– Xào đậu xanh với khoảng 90g đường đến khi khô đậu, cho chút va-ni sau khi xào cho đậu được thơm ngon.

– Chia nhỏ phần đậu vo tròn, để lạnh.

– Khoai lang luộc chín, giã mịn.

– Trộn đều bột nếp, bột gạo, khoai lang, đường, cho từ từ nước nóng vào nhồi đến khi hỗn hợp dẻo, mịn.

– Chia bột ra làm 15 phần, gói nhân đậu xanh, lăn qua mè và để nghỉ khoảng 1-2 tiếng, sau đó mang đi chiên với lửa nhỏ. Bánh cam sẽ giữ được độ giòn lâu hơn nếu chiên 2 lần.

Bánh cam 1

mi-trung-kieu-nhat1

Mì trứng kiểu Nhật

- Luộc theo chỉ dẫn trên bao bì. Mì luộc xong thì để ráo nước, giữ sợi mì cho nóng.

– Hòa tất cả các nguyên liệu còn lại với nhau. Đun sôi thành nước dùng.

– Chia mì ra 2 bát. Chan nước dùng vào bát mì. Đập quả trứng lên trên. (hoặc có thể trần trứng trước rồi cho lên bát mì). Cuối cùng rắc hành lá.
Mì trứng kiểu Nhật

nem-chua-thịt-bò

Nem chua thịt bò

nem-chua-thịt-bò

– Bì tươi cắt nhỏ, nếu mua từ gói hàng đông lạnh thì trụng sơ qua nước sôi, để ráo nước, lau khô và cắt nhỏ bì.

– Thịt bò khi mua lựa thịt đỏ, mềm, thêm ít mỡ, nhờ người bán xay nhỏ 3 lần. để trong tủ lạnh 10 phút.

– 4 tép tỏi, 3 trái ớt chín cho vào máy cắt, xay nhỏ.

– Cho tiếp thịt bò vào máy cắt, thêm bì tươi, gói gia vị nem, và gói muối diêm xay khoảng 2-3 lần, mỗi lần xay nhớ nghỉ máy. Lúc này thịt sẽ chuyển màu hơi nâu . Cho thịt ra thau trộn.

– Tiêu hạt, đập hoặc để nguyên hạt, rang sơ trên chảo nóng, cho vào hỗn hợp thịt trong thau.

–  Dùng tay trộn đều thịt thêm vài lần.

– Khay nướng thủy tinh, lót bao ni-lông nhiều lớp bên trong, cắt lát 4 tép tỏi, 4 quả ớt – Dùng 1/2 số tỏi ớt, rãi đều trên lớp bao ni-lông này.

– Cho hỗn hợp thịt lên, trải đều thịt, độ dày lớp thịt mỏng khỏang 2-3 cm (vậy nem sẽ chín dễ dàng).

– Dùng tay ấn đều các góc thịt khớp và đều với khay. Cho thêm lớp tỏi lát, ớt lát còn lại lên mặt lớp thịt.

– Dùng khoảng 3-4 lớp ni-lông bọc kín, đều mặt nem. Dùng khay thủy tinh cùng kích thước còn lại đè lên lớp nem, ép manh nhiều lần như vậy. Càng ép, nem sẽ chắc, dai ngon hơn.

– Để nguyên khay thủy tinh trên nem và để nem thịt bò ngay góc bếp, nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Các bạn có lò oven thì cứ cho vào trong đó 24 giờ (không có mở lò nha). Nếu để trong tủ lạnh thì 1 tuần có thể ăn.

mut-dua-thom-ngon

Mứt dừa thơm ngon

mut-dua-thom-ngon 1

– Cắt đôi trái dừa, bỏ nước, sau đó úp dừa lên khay cho vào lò nướng 15 phút ở nhiệt độ 200-220 độ. Sau đó lấy ra gỡ bỏ vỏ. (cách này giúp chúng ta gỡ vỏ ngoài khá dễ dàng, dừa không bị bể). Nếu không có lò nướng thì dủng lò vi sóng nhé.

– Cắt dừa từng miếng mỏng (nếu bạn có dao hai lưỡi thì bào bạn nhé). Bào xong rửa dừa qua nước lạnh cho sạch sẽ nhé.

– Nấu một nồi nước, khi nước sôi cho dừa vào luộc, nước sôi lại là tắt bếp đổ dừa ra rổ và rửa qua nước lạnh cho sạch, rồi để ráo.

– Ướp dừa với đường để 2 tiếng cho dường tan, thình thoảng bạn đảo vài cái cho dừa thấm đường.

– Ghi chú: Nếu bạn muốn pha màu thì khi đường tan hết bạn pha màu ở bước này trước khi sên nhé. Bạn củng nhớ là đừng pha màu đậm quá vì khi sên mứt nhìn không đẹp.

– Cho dừa và đường vào chảo không dính vặn lửa lớn, khi đường sôi bạn vặn lửa nhỏ và cứ 4-5 phút bạn trộn dừa cho không bỉ cháy. Khi đường cạn thì bạn dùng muỗng và đũa trộn đều cho đến khi tinh đường bám vào miếng dừa khô ráo thì tắt bếp.

– Đổ dừa ra khay và trong khi dừa còn nong nóng bạn nhẹ nhàng gỡ từng miếng dừa cho thẳng đẹp. Chúc bạn thành công với món mứt dừa nhé!

chả-mực-hạ-long

Chả mực

- Làm sạch mực, vứt bỏ túi mực (lưu ý là không làm vỡ túi mực), bỏ nội tạng và da mực, thấm khô mực hoặc để thật ráo. Để riêng mắt mực ra một chỗ, cắt mực dày 1,5cm; dài 5cm – 7cm ngang thân. Các sợi râu và vây mực được cắt nhỏ hạt lựu hoặc con chì khúc ngắn.

– Riêng phần vú mực (hai khối bầu dục màu trắng đồng nhất và mềm mại), theo quan niệm dân gian thì giã cùng mực sẽ giúp cho chả mực rất dẻo, phồng và thơm ngon, nhưng nếu ai yếu bụng (hay bị lạnh bụng) thì không nên dùng.

– Đập dập hành tỏi, cắt nhỏ thì là rồi cho cùng nước mắm vào ướp mực chừng 30 phút, đặt ở chỗ thoáng mát.

– Ngoài việc chọn nguyên liệu tươi, chả mực còn ngon ở bí quyết giã tay. Bạn có thể xay mực bằng máy nhưng chỉ có giã tay thì các cơ của mực mới dập nát tiết nhuyễn, thậm chí còn nên giã bằng cối đá xanh chứ không phải cối gỗ. Nếu bạn chỉ giã mực thì giã rồi thấy dẻo dính là được, nếu bạn giã cùng thịt và tôm, cá thì nên giã thật nhuyễn. Bạn nên giã từng ít một, thả dần từng miếng mỡ khổ và vài hạt tiêu vào giã cùng.

– Nếu bạn thích lát cắt chả mực trắng tinh thì không cho mắt mực vào giã, nếu bạn thích chả lên màu sậm hơn một cách tự nhiên thì thả mắt mực vào giã cùng.

– Trộn đều phần mực cắt hạt lựu với phần mực giã nhuyễn vào với nhau.

– Dùng găng tay ni-lông xoa chút dầu ăn rồi nặn chả tròn bẹt theo lượng đều nhau, thường là một muỗng canh đầy. Khi xưa không dùng găng tay ny-lon thì người ta dùng bàn xản (muôi bẹt) nhúng vào dầu sôi, nhấc ra xúc mực vào và dùng đũa dàn tròn đều trên bàn xản, đẩy chả xuống dầu sôi rồi lại nhúng bàn xản trước khi nặn miếng chả mới.

– Đun gần nửa lít dầu sôi lăn tăn trong chảo sâu lòng, nặn chả tới đâu thả vào dầu tới đó. Khi thả chả vào dầu, dầu sẽ sôi sục lên rất mạnh, chả chìm dần xuống đáy chảo và có vẻ bám dính, bạn không nên tìm cách gỡ hay lật chả như khi chiên trên chảo bằng đáy và ít mỡ.

– Khi chín tới, chả sẽ tự nổi lên trên mặt dầu, mặt trên chả còn trắng nhưng mặt dưới đã vàng suộm, bạn chỉ việc lật chả sang mặt kia cho vàng đều hai mặt là được. Gắp chả dựng trên rế cho róc mỡ. Nếu muốn lưu trữ bạn chỉ cần chiên sơ, để chả nguội thì cho vào hộp kín cất ngăn đá, khi ăn thì rã đông chả rồi chiên lại trong chảo nhiều dầu.

Bí quyết: Chọn loại mực mai (không nên chọn mực lá và càng không nên dùng mực ống) còn tươi sống, mực dầy mình, khi cầm vào râu mực bạn sẽ thấy các xúc tu còn bắt dính chặt vào da tay bạn, lớp da mực còn bắt sáng óng ánh như nhũ. Khâu chọn mực tươi có thể gọi là quan trọng nhất cho việc quyết định chất lượng chả mực.

Chả cá

Chả cá

- Cho phi lê cá xay nhuyễn, trộn đều đến khi thấy dẻo.

– Sau đó cho bột bắp, nước mắm, trứng, rau mùi, thìa là, bột cà-ri và ớt bằm vào.

– Trộn đều hỗn hợp một lần nữa, trộn hỗn hợp cá trong 1 cái tô lớn, hành cắt nhỏ cho vào trộn đều tiếp.

– Thoa ướt tay, nặn tròn ấn bẹp theo hình tròn.

– Dầu sôi chiên vàng đều 2 mặt.

– Vớt chả cá để ráo dầu ăn nóng với cơm.

Chúc các bạn ngon miệng với món chả cá nhé.

Chả cá