Bếp gia đình

Nào cùng đi chợ

combinhdan's picture

Đầu bếp: combinhdan

Biết nấu ăn

combinhdan đã gửi 0 công thức món ăn & 0 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Với chiếc khuôn này, bạn có thể tạo ra những miếng kem trông như chiếc bánh gato thật đẹp mắt và ngon miệng.

Khuôn kẹp bánh sandwich tạo nên những miếng bánh gato kem ngộ nghĩnh này sẽ mang đến cho món kem của bạn thêm phần hấp dẫn và đẹp mắt hơn rất nhiều. Bạn sẽ không cần phải ra tiệm mới thưởng thức được món gato kem thơm ngon và mạt lạnh nữa và còn có thể sáng tạo những hình thù bánh thật đáng yêu và lạ mắt.
 

Khuôn bánh được làm từ nhựa cứng cao cấp, có rất nhiều hình thù ngộ nghĩnh. Bạn có thể dùng nắp khuôn để tạo hình cho miếng bánh kẹp và khuôn chính để ép kem thành hình.
 

Bạn dung nắp khuôn ấn thành hình trên các loại bánh Sandwich, các loại bánh mềm khác rồi sau đó cho miếng bánh vào khuôn chính trước, cho kem vào và ấn chặt, sau đó, bạn đặt một miếng bánh lên mặt kem và tiếp tục nén chặt cho kem và bánh thành một khối.
 

 Với chiếc khuôn này, bạn sẽ tạo nên một bữa tiệc kem thật tuyệt vời cho người thân của mình. Những miếng kem được xếp trên đĩa giống như chiếc bánh Gato kem với nhiều hình thù ngộ nghĩnh và độc đáo. Hãy sắm ngay cho nhà bếp của mình một bộ khuôn làm bánh Gato kém nhé. Giá bán của bộ sản phẩm này khoảng từ 450.000 đ đến 500.000 đ. Bạn có thể đặt mua sản phẩm tại địa chỉ:
 
- Mua sắm cho nhà bếp của bạn
Điện thoại: 0913 703 254
 
-Đồ bếp nhập khẩu
Điện thoại: 0944.626.388 - 0943.3456.68 ( 24/24 )
lanhuong77's picture

Đầu bếp: lanhuong77

Nấu ăn giỏi

lanhuong77 đã gửi 0 công thức món ăn & 1 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Lúc nào vào bếp ko biết nấu món gì thì đã có bếp gia đình "trợ giúp" nhưng lúc nào mà bận rộn với công việc ko có thời gian để nấu thì ở đâu chế biến đồ ăn sẵn nhỉ? Mình ở HN này, đồ ăn ngon và nóng sốt ý. Có ai biết ko mách giùm đi nào
thuthuy06's picture

Đầu bếp: thuthuy06

Chuyên gia nấu ăn

thích ăn ngon và thích nấu ăn ngon

thuthuy06 đã gửi 123 công thức món ăn & 35 bài blog

bạn đã thêm 2 công thức món ăn vào sổ tay

Nếu lựa chọn món lẩu cho gia đình vào dịp cuối tuần bạn có thể mua thực phẩm tại : Hệ thống siêu thị Big C, siêu thị Metro và các chợ gần nhất ( Hà Nội). Chợ Bến Thành, chợ Gò Vấp và hệ thống siêu thị, chợ gần nhất ( TPHCM)
Một số thực phẩm ăn kèm với lẩu bạn tham khảo nhé:
- lẩu hải sản: tôm, nghêu, mực..v..v..
- lẩu lòng: lòng non, dạ dày, tim, cật..v...v..
- lẩu bò: thịt bò bắp, thịt gầu bò, nạm bò, nầm bò..v..v..
- lẩu gà: thịt gà, trứng tràng gà non, rau ngải cứu...
các món : váng đậu, chả cá, cua kani, cá viên basa, nghêu..v..v.. đều có thể ăn kèm với các loại lẩu
 
vitbauxauxi's picture

Đầu bếp: vitbauxauxi

Nấu ăn giỏi

vitbauxauxi đã gửi 0 công thức món ăn & 1 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Món bún mắm này mình được ăn khi vào Sài gòn công tác, ngon lắm hôm nay loay hoay đi tìm công thức để cuối tuần làm, may quá tìm trên bgd là có ngay nhưng ko biết mắm cá sặc thì mua được ở đâu? chắc chỉ có trong Nam thôi chứ ngoài Bắc chắc ko có rồi :( làm thế nào bây giờ nấu mà thiếu mắm cá sặc đó chắc chắn là khẩu vị mất ngon
hoangnguyen2010's picture

Đầu bếp: hoangnguyen2010

Học việc

hoangnguyen2010 đã gửi 0 công thức món ăn & 0 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Mình có biết một nơi có bán thực phẩm chay, ăn cực ngon mà lại đảm bảo chất lượng (tình cờ biết được qua lần đi hội chợ ẩm thực chay). Các bạn có nhu cầu mua thì liên lạc qua số đt (08)35112470, có cả tư vấn cách thức chế biến luôn. Rất Ok và mình cũng đã giới thiệu cho bạn bè mình rùi. Mọi người dùng thử nhé, nếu nấu tiệc thì lại càng ngon hơn đó. Đặc biệt: GIAO HÀNG MIỄN PHÍ
zuzi59's picture

Đầu bếp: zuzi59

Chuyên gia nấu ăn

(*^_^)

zuzi59 đã gửi 109 công thức món ăn & 19 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Theo các nhà khoa học, để nhận biết thịt có chứa chất kích thích tăng trưởng không dễ, phải tiến hành bằng các phương pháp hoá học. Tuy nhiên, các bà nội trợ vẫn có thể chọn được những miếng thịt ngon thông qua cảm quan bề ngoài.

Chỉ phát hiện tồn dư hormone bằng phân tích hoá học

Ths. Phạm Hồng Ngân, Phó Trưởng Khoa Thú y, ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết, chỉ có thể phát hiện được tồn dư hormone trong thịt lợn bằng các phương pháp phân tích hóa học.

Những phương pháp này gồm: Phương pháp mô học, miễn dịch phóng xạ, sắc ký lớp mỏng, phương pháp ELISA, sắc ký lỏng hiệu nâng cao, sắc ký khí khối phổ, sắc ký lỏng khối phổ.

Ngoài ra một kỹ thuật mới cũng đang được dùng trong khâu phát hiện đó là các receptor. Các receptor hormone được dùng để phát hiện sự có mặt của hormone trong mẫu. 

Khi có mặt của hormone thì phức hợp receptor-hormone được tạo thành trong tế bào chỉ định và di chuyển về nhân mà ở đó chúng sẽ tác động với một tương tác chuỗi AND kích thích gen mã hóa cho luciferase. Tế bào phát sáng khi có mặt hormone và cơ chất của enzyme.

Để tiến hành các phương pháp kiểm tra này, việc tiến hành lấy mẫu kiểm tra sẽ được thực hiện tại lò mổ, cơ sở chăn nuôi và các quầy bán thịt.

Tại lò mổ, tiến hành lấy mẫu nước tiểu và mỡ vùng đáy chậu, ngoài ra còn lấy mẫu tại điểm tiêm khi chúng được phát hiện, lấy máu cho kiểm tra hormone tự nhiên, lấy mắt cho kiểm tra beta-agoniste.

Tại các cơ sở chăn nuôi: Lấy mẫu nước tiểu, phân, thậm chí lấy máu để kiểm tra hormone tự nhiên.

Với thực tế hiện nay, việc phân tích hoá học để phát hiện tồn dư hormone trong thịt lợn không phải là công việc thường xuyên được tiến hành tại các chợ, các điểm giết mổ... nên người tiêu dùng chỉ có thể nhận biết thịt lợn được nuôi tăng trọng bằng một số dấu hiệu dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết lợn nuôi tăng trọng

Khi chế biến, thịt ra nhiều nước

Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng - Khoa Hoá học, ĐH KHTN (ĐH Quốc gia Hà Nội), thịt dùng nhiều chất tăng trọng có hàm lượng nước nhiều hơn, nên khi đun chín sẽ teo và tách ra nhiều nước, có độ săn chắc kém, thịt không đậm và ít có hương vị thơm tự nhiên truyền thống như vật nuôi hoang dã.

Thịt lợn có mùi thuốc kháng sinh

Cũng theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, nếu lợn được người chăn nuôi cho ăn kháng sinh (một trong những biện pháp giúp lợn tăng trọng-như bài trước đã nêu-PV) thì khi nấu, thịt lợn có tồn dư kháng sinh sẽ bốc hơi lên mùi thuốc kháng sinh. Trong trường hợp này, người tiêu dùng nên bỏ, không nên tiếc kẻo rước bệnh vào thân.

Không ham thịt quá nạc, màu đỏ tươi

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, đây là loại thịt được người chăn nuôi sử dụng thuốc tăng trọng clenbuterol khiến cơ của lợn phát triển nhanh, đùi to, vai u, có rất nhiều thịt nạc và màu sắc đỏ tươi. Khi thường xuyên ăn phải thịt lợn nuôi tăng trọng này sẽ khiến bị rối loạn nhịp tim, tổn thương tế bào cơ tim, tăng huyết áp và có thể gây đột biến tế bào, tạo điều kiện phát triển các khối u ác tính.

Thịt không đàn hồi

Cũng  theo Ths Phạm Hồng Ngân, Phó Trưởng khoa Thú Y, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, không nên lựa chọn những miếng thịt không có độ dẻo dính, đàn hồi. Nếu thịt được ướp bằng hàn the hoặc urê sẽ có cảm giác miếng thịt cứng, không có độ dẻo dính.

Thông thường, miếng thịt lợn ngon có màng ngoài khô, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao. Khi ấn ngón tay vào miếng thịt sẽ tạo thành vết lõm, nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Ngoài ra, miếng thịt còn có các thớ thịt mịn đều.

Khi thái thịt, hễ thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt cần phải loại bỏ ngay, không nên tiếp tục chế biến vì thực phẩm này đã bị nhiễm kén sán.

Ngoài ra, người tiêu dùng nên mua thịt lợn có dấu kiểm dịch thú y vì thực phẩm này đã được cơ quan chức năng kiểm tra đảm bảo thực phẩm sạch.

Thuỷ sản cũng bị “ép” kháng sinh

Loại thuốc kháng sinh đã từng được phát hiện trong tôm, cá là loại chloramphenicol, quinolon và fluoroquinolon.
 
Tuy dư lượng kháng sinh này trong thuỷ sản không cao, không ảnh hưởng đối với người trưởng thành khoẻ mạnh và chỉ thỉnh thoảng mới ăn tôm cá do gan có thể tự đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể.
 
Tuy nhiên, với trẻ em, bà mẹ mang thai, cho con bú hay những người mẫn cảm với các kháng sinh nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các sụn xương.
 
Ngoài ra còn có thể xuất hiện các vi khuẩn kháng lại các kháng sinh này trong cơ thể gây khó khăn trong công tác điều trị khi họ bị nhiễm khuẩn.
 
(Nguồn: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Theo GĐXH
fatcat's picture

Đầu bếp: fatcat

Nấu ăn giỏi

fatcat đã gửi 2 công thức món ăn & 4 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Ăn nhiều quả xoài, quả cóc xanh; cũng như các quả còn xanh chưa chín khác thì có bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không?...

Lợi ít hơn hại!

Chúng tôi đem thắc mắc trên gửi đến lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y Việt Nam) và được lương y giải thích như sau: Xoài xanh, cóc xanh, quả xanh dầm chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người, thậm chí có người ăn rất nhiều mỗi ngày. Các quả xanh nói chung chưa hoàn chỉnh về mặt chất lượng dinh dưỡng, nó có chứa nhiều a-xít hữu cơ, tanin, tinh bột và nhựa, nên ăn thường có vị chua và chát.

Nếu quả xanh để sau một thời gian sẽ trở thành quả chín, trong thời gian này xảy ra quá trình chín sau thu hoạch để hoàn thiện chất lượng dinh dưỡng, thì chất bột chuyển hóa thành đường, các a-xít hữu cơ chuyển thành chất thơm, nhiều hoạt chất sinh học được chuyển hóa và hình thành nhất là chất khoáng, vitamin, các hoạt chất sinh học làm cho quả chuyển từ màu xanh sang vàng, đỏ; từ không có mùi thơm trở thành có mùi thơm, từ vị chua, chát thành ngọt, dịu... Do vậy, việc ăn quả xanh chắc chắn không tốt bằng quả chín.

Nói tóm lại, nếu ăn quá nhiều loại quả còn xanh thì lợi ít hơn hại, vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Lưu ý các loại quả ngâm

Thường người ta hay dùng giấm chua để dầm (ngâm) xoài, cóc và các quả xanh, ngoài ra còn có kèm theo muối, đường và ớt (đều là những gia vị có vị chua, mặn, cay). Chưa kể một số người bán còn dùng các loại đường “mù mờ” nguồn gốc, hay các phẩm màu công nghiệp (loại không được dùng trong thực phẩm) để ngâm một số quả xanh nhằm tạo sự bắt mắt, và gia tăng vị đậm đà. Một số gia vị (mặn, chua, cay) nói trên, theo lương y Vũ Quốc Trung là không giúp ích gì cho sức khỏe, mà nó chỉ nhằm tạo khẩu vị, sở thích cho người dùng. Nếu dùng nhiều quá sẽ gây hại cho dạ dày (làm tăng độ chua), gây hại cho thận, gây tăng huyết áp nếu nhiều muối...

Ngoài ra, lương y cũng lưu ý thêm, trái cây dù rất quý nhưng không thể thay thế rau xanh, vì hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau cao hơn ở trái cây. Chẳng hạn, hàm lượng B-caroten, các loại vitamin và khoáng chất trong rau cao hơn từ 2-6 lần trong cam, chanh. Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón. Một số loại rau, nhất là rau gia vị còn tác dụng chữa bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật rất tốt cho sức khỏe như: hành, cà rốt, tỏi, tía tô... Vì vậy, bên cạnh việc ăn trái cây vẫn không được bỏ qua rau xanh. Càng ăn nhiều loại rau càng cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

keomut66's picture

Đầu bếp: keomut66

Nấu ăn giỏi

kẹo mút đã trở lại đây các bạn ơi

keomut66 đã gửi 0 công thức món ăn & 0 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Thị trường đa dạng loại bánh trung thu làm sao chọn chiếc bánh vừa ngon, đảm bảo chất lượng.

 
● Bao bì, nhãn hiệu

Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn cần quan sát khi mua bánh là nơi bày bán bánh phải đảm bảo vệ sinh, không gần cống rãnh, bánh phải có bao gói ngoài và được bảo quản trong tủ kính.

- Nên chọn sản phẩm có lớp bao bì còn nguyên vẹn, không bị thủng hoặc xì hơi để không khí lọt vào.

- Hình ảnh và logo của công ty trên bao bì sắc nét với đầy đủ chi tiết rõ ràng như: tên sản phẩm, tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, trong từng gói bánh có gói bảo quản.

- Bánh chất lượng kém thường bao bì lem nhem, nhìn không sắc nét, không có địa chỉ, mã vạch, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hạn sử dụng không ghi rõ.

- Tránh mua loại bánh xuất hiện những vết đốm lạ có màu trắng, vàng, xanh… có thể bánh đã bị mốc, bị hư hỏng, kém chất lượng khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

 
● Chọn bánh ngon

- Bánh Trung thu ngon được phản ánh qua màu sắc của bánh. Với loại bánh nướng chất lượng tốt có màu vàng hơi sậm và đều, vỏ bánh mềm, da bánh mỏng và có mùi thơm đặc trưng. Bánh kém chất lượng thường bị mềm nhũn, có màu sắc sậm đen. Nhân của bánh nướng ngon phải mềm, không bị rời ra khi cắt.

- Với bánh dẻo, vỏ bánh phải dẻo, hoa văn trên mặt bánh có đường nét sắc sảo và rõ ràng, có hương thơm tự nhiên. Loại bánh dẻo kém chất lượng thường có màu đục hoặc mùi lạ.

 
- Bạn cần chú ý đến ngày sản xuất và thời hạn sử dụng trước khi chọn mua, ngay cả khi thời hạn vẫn còn cũng nên kiểm tra cẩn thận.

Những nguy cơ nhiễm độc từ bánh trung thu nướng hoặc bánh dẻo thường phát sinh chủ yếu trong quá trình bảo quản nguyên liệu khi chế biến. Vì thế, bạn nên mua bánh tại các điểm bán của những công ty có thương hiệu đáng tin cậy, uy tín trên thị trường có đăng ký tiêu chuẩn về chất lượng với cơ quan y tế và được chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu chỉ dựa vào cảm quan để đánh giá chất lượng bánh, người tiêu dùng rất khó nhận biết thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm bên trong các loại bánh trung thu.

(Vzone)
zuzi59's picture

Đầu bếp: zuzi59

Chuyên gia nấu ăn

(*^_^)

zuzi59 đã gửi 109 công thức món ăn & 19 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay


Thực phẩm rất phong phú về chủng loại. Điều quan trọng là chúng ta khó nhận biết thực phẩm nào an toàn để sử dụng, bởi rất nhiều khi không phải những thực phẩm đó có chứa chất gây độc mà là do vướng phải độc chất qua quá trình được chăm sóc, nuôi trồng, chế biến. Cho nên điều trớ trêu xảy ra là đôi khi những thực phẩm xuất hiện nhiều nhất trong các vụ ngộ độc lại chính là những loại gần gũi nhất với chúng ta.

 
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã đưa ra “top ten” những loại thực phẩm dễ bị ngộ độc nhất. Chúng ta cùng thử tham khảo để cẩn trọng hơn, bởi những loại thực phẩm này vô cùng quan trọng cho sức khỏe nên không thể không sử dụng.

 
1. Các loại cải lá: Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi... Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.
 
Điều ít người nội trợ biết là các loại cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được xắt trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta xắt thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.
 
2. Trứng: Mới đây, Mỹ đã thu hồi hơn 500 triệu trứng gà bị nhiễm khuẩn. Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và nên bỏ thói quen “nuốt sống” trứng.
 
3. Cá ngừ: Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. Độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ... Nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không bị tiêu hủy khi nấu nướng.
 
4. Hàu: Hàu rất dễ bị nhiễm virus Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus, gây nôn mửa và tiêu chảy. Bởi vậy, món hàu sống là không nên dùng, dù ăn với mù tạt.
 
5. Khoai tây: Nếu khoai tây được nấu chín thì không hề hấn gì. Tuy nhiên, một số thực khách lại muốn làm món salad (rau cải sống trộn chua). Khoai tây cũng rất dễ nhiễm những loại vi khuẩn như Listeria, Shigella, E. coli và Salmonella.
 
6. Phô mai: Cũng rất dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella và Listeria. Riêng Listeria là một sát thủ chuyên gây sẩy thai. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên tránh xa các loại phô mai mềm.
 
7. Kem: Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.
 
8. Cà chua: Cũng được đánh giá là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy cần rửa thật kỹ trước khi chế biến.
 
9. Giá: Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới. Hơn nữa, khí hậu ấm ở nước ta rất dễ “gieo mầm” cho vi khuẩn. FDA đề nghị người già, trẻ em hoặc những người bị suy hệ miễn dịch không nên ăn giá tươi mà nên luộc rồi mới ăn.
 
10. Dâu tây: Là thứ rất dễ bị nhiễm một loại khuẩn có tên là Cyclospora vốn gây ra những cơn tiêu chảy chết người, mất nước cơ thể và co giật cơ. Vào năm 1997, hàng ngàn trẻ em ở Mexico đã bị nhiễm viêm gan siêu vi A do ăn phải dâu tây bị nhiễm khuẩn.

DS Nguyễn Bá Huy Cường (ĐH Dược Murdoch - Úc)
Theo NLĐ
lanhuong77's picture

Đầu bếp: lanhuong77

Nấu ăn giỏi

lanhuong77 đã gửi 0 công thức món ăn & 1 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Ở HN thì mua rượu pha cocktail ở đâu cho đúng giá vậy? ngoại trừ ở Phùng Hưng (đắt...) ai biết chỉ giúp với cám ơn nhiều nhiều

Pages