16 “siêu phẩm” mùa xuân bạn nên “nạp” vào cơ thể (P1)

 
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để lưu vào danh mục yêu thích.
   

Ăn thực phẩm đúng mùa vẫn luôn là cách tốt nhất để hấp thu trọn vẹn chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn đã cập nhật danh sách rau, củ, quả rộ vào mùa xuân? Bỏ túi ngay 16 “siêu phẩm” sau cho thực đơn mỗi ngày bạn nhé!

1. Quả mơ

quả mơ

Mơ là một loại quả được trồng nhiều ở miền Bắc, mỗi năm thu hoạch một lần vào khoảng giữa tháng 3 đến đầu tháng 5.

  • Mơ có tỷ lệ vitamin B15 khá cao, có tác dụng tốt trong việc chuyển hóa oxy trong tế bào, chống lại sự già nua của tế bào trong các nhóm bệnh về tim mạch, hô hấp, như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, viêm hoặc xơ gan thời kỳ đầu.
  • Ngoài ra, mơ còn chứa nhiều protein, các khoáng chất như canxi, phosphor, sắt… hơn nhiều loại trái cây khác.

2. Hoa atisô

hoa atiso

  • Atisô được trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc).
  • Atiso chứa một loại chất chống oxy hóa rất hiếm là Flavonoid, có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa của cơ thể, giúp lưu giữ tuổi thanh xuân.
  • Hàm lượng Flavonoid chứa nhiều trong đài quả và lá atiso.

3. Măng tây

măng tây

  • Măng tây được xem là một loại “rau hoàng đế” bởi giàu dinh dưỡng.
  • Măng tây có giá trị dinh dưỡng rất cao, nó chứa nhiều chất như: chất xơ, protein, gluxit và các vitamin như: A, C, K, B1, B2, B6, axitphuric.
  • Đặc biệt, trong măng tây có đến 1/4 khối lượng của nó chứa các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: canxi, kali, kẽm, magiê… có tác dụng phòng chống ung thư, bảo vệ hệ tim mạch, măng tây còn tốt cho xương khớp, giúp giảm cân, đẹp da…

4. Củ dền đỏ

củ dền

  • Củ dền đỏ rất tốt cho điều trị huyết áp cao và có thể chữa bệnh tim nhờ chứa hàm lượng nitrate cao (yếu tố này được xác định nhờ việc theo dõi tiến triển bệnh huyết áp khi cho bệnh nhân dung 500ml nước ép củ dền).
  • Củ dền đỏ có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao như: folat, mangan, kali, vitamin C.
  • Chất xơ trong củ dền làm tăng cường các thành phần miễn dịch của cơ thể, giúp phát hiện và loại bỏ các tế bào bất thường trước khi chúng kịp chuyển hóa thành tế bào ung thư.

5. Cà rốt

cà rốt

  • Không có loại hoa, quả, củ nào chứa nhiều carotene (tiền vitamin A) như cà rốt. Vì vậy chất này đã được đặt tên từ chữ cà rốt (Carrot).
  • Lượng carotene khi ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa dễ dàng thành vitamin A ở ruột và gan.
  • Ngoài ra, cà rốt cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, acid folic, kali và sợi Pectin (giúp hạ cholesterol máu).
  • Những nguyên tố như can-xi, đồng, sắt, magnê, măng-gan, phospho, lưu huỳnh có trong cà rốt ở dạng dễ hấp thu vào cơ thể hơn bất kỳ dạng thuốc bổ nào.

6. Quả anh đào

quả anh đào

  • Anh đào là một trong những loại trái cây màu đỏ có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
  • Hàm lượng sắt trong anh đào là rất cao và gần 6-8mg sắt được chứa trong mỗi 100g của anh đào đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh sự sinh sản của hemoglobin và ngăn ngừa các bệnh ung thư.
  • Ngoài ra, sắt có thể làm phong phú thêm lượng máu. Vì vậy, quả anh đào rất tốt cho phụ nữ.

7. Kiwi

Kiwi

  • Kết quả nghiên cứu được công bố tại cuộc họp hàng năm thứ 38 của American College of Nutrition tại New York ngày 27/9/1997. Với số điểm 16, kiwi là trái cây giàu dinh dưỡng nhất sau là đu đủ, xoài và cam.
  • Một quả kiwi cung cấp một lượng vitamin C gấp đôi một quả cam, giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
  • Cùng với chuối, quả kiwi là nguồn bổ sung kali cho cơ thể – khoáng chất quan trọng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chứng tăng huyết áp.

8. Củ su hào

su hào

  • Su hào được trồng trong điều kiện khí hậu ôn đới, có giá trị dinh dưỡng hàng đầu trong các loại rau xanh.
  • Su hào có vị ngọt nhẹ, giòn, đặc biệt là giàu vitamin, chất xơ và một lượng đáng kể các chất béo, cholesterol và zero. Ngoài vitamin C, su hào còn chứa một lượng dồi dào nhóm vitamin B phức hợp như niacin, vitamin B6 (pyridoxine), thiamin, a-xít pantothenic… đóng vai trò là các yếu tố kết hợp với enzym trong quá trình trao đổi chất khác nhau trong cơ thể.

(Còn tiếp)

(Bài: Nhật Lệ )