marry.vn dekor.vn baby.marry.vn

Search form

Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

Ngoại và cành măng

minhduy
Đầu bếp: minhduy

Chuyên gia nấu ăn

Tràn ngập hạnh phúc và đón chờ cuộc sống mới có con! Nấm ạ!

minhduy đã gửi 99 công thức món ăn & 89 bài blog

bạn đã thêm 290 công thức món ăn vào sổ tay

Ngoại và cành măng

 

 

Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. Bụi tre ngoại trồng sau hè ra những búp măng non, mập mạp. Dì tôi bảo tôi mang dao ra chặt vài cái vô hầm canh ăn. Ngoại nghe được mắng dì: “Cúc, không được chặt, có đói, tao cũng không ăn...”.

Ngoại tôi qua đời cách nay đã hơn một chục năm. Nhớ ngày ngoại mất, người ta đến viếng không nhiều. Có lẽ ngoại là người ít nói, ít giao thiệp. Tuy nhiên, ngoại tôi có một người bạn thân là ông Khoánh. Ông ấy thường đến nhà ngoại để uống trà “đàm đạo”, ngâm thơ và kể đủ thứ chuyện đông tây kim cổ. Con cháu chỉ có tôi là “can đảm” nghe mấy ông nói chuyện xưa. Sau này, khi ông Khoánh qua đời, thỉnh thỏang lắm tôi mới có dịp ngồi nghe ngoại kể chuyện, đọc thơ.

Tôi nhớ có năm, ngoại ngồi uống trà một mình, nhìn mấy cây kiểng ngoài sân rồi ngâm bài thơ, mà mãi sau này tôi mới biết đó là bài Cáo tật thị chúng (Cáo bệnh, bảo mọi người) của thiền sư Mãn Giác:

“ Xuân qua, trăm hoa rụng,

Xuân tới, trăm hoa tươi.

Trước mắt việc đi mãi,

Trên đầu già đến rồi.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua sân trước một cành mai

Ngoại đọc xong, tôi buộc miệng hỏi: Bài thơ đó có ý nghĩa gì mà nghe hay vậy, ngoại? Ngoại nhìn tôi, mỉm cười, “Bằng tuổi ngoại con sẽ biết”.

Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. Bụi tre ngoại trồng sau hè ra những búp măng non, mập mạp. Dì tôi bảo tôi mang dao ra chặt vài cái vô hầm canh ăn. Ngoại nghe được mắng dì: “Cúc, không được chặt, có đói, tao cũng không ăn...”. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi thấy ngoại giận.

Năm đó, ngoại bệnh nặng, các cậu, các dì đến bên ngoại. Nhưng ngoại cũng không còn nhận ra ai. Đột nhiên, ngoại kêu lên, giọng ngoại đứt quãng: “Cúc… đừng chặt măng … con. Nhà mình được dựng lên bằng tre đó, con…”. Rồi ngoại ra đi.

Khi ngoại đi rồi, tôi và dì mới hiểu vì sao ngoại không cho chặt măng. Dì mếu máo: “Vậy mà có lần dì trách ngoại không biết măng nhà có cái gì mà ngoại không cho chặt”.

Hơn mười năm kể từ khi ngoại mất, tôi không còn được nghe ngoại kể chuyện, đọc thơ. Những lúc về thăm nhà ngoại thấy bộ ghế ngoại hay ngồi, thấy tách trà ngoại hay uống, tôi bỗng nhớ ngoại ghê gớm. Bụi tre của ngoại nay đã dầy mịt. Hai ba năm, cái chái bếp nhà ngoại bị mục, các dượng tôi lại chặt tre ngoại trồng để dựng lại. Bây giờ, có một điều đáng mừng là tôi đã hiểu bài thơ mà ngoại hay đọc. Thì ra thiền sư Mãn Giác muốn mượn hình ảnh của cành mai nở muộn để nói lên tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, muốn sống có ý nghĩa, tin tưởng vào sức sống bất diệt của thiên nhiên và con người.

Dương Thanh Bình (theo Vnexpress.net)

Các bài liên quan