9 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc
Thực phẩm rất phong phú về chủng loại. Điều quan trọng là chúng ta khó nhận biết thực phẩm nào an toàn để sử dụng, bởi nhiều khi không phải những thực phẩm đó có chứa chất gây độc mà là do vướng phải độc chất trong quá trình chăm sóc, nuôi trồng, chế biến. Dưới đây là một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc và cách phòng tránh.
1. Các loại cải lá:
Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi... Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.
Theo các chuyên gia, các loại rau cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được thái trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta thái thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.
2. Trứng:
Trứng rất dễ nhiễm vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong lòng quả trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và nên bỏ thói quen ăn trứng sống.
3. Cá ngừ:
Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. Độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ... Nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không bị tiêu hủy khi nấu nướng. Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn cá ngừ.
4. Hàu:
Hàu rất dễ bị nhiễm virut Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus, gây nôn mửa và tiêu chảy. Bởi vậy, món hàu sống là không nên dùng, dù ăn với mù tạt.
5. Khoai tây:
Nếu khoai tây được nấu chín thì không gây ngộ độc. Tuy nhiên, nếu khoai tây nẫu còn sống cũng rất dễ nhiễm những loại vi khuẩn như Listeria, Shigella, E. coli và Salmonella.
Phụ nữ mangt hai không nên sử dụng các loại phô mai mềm
6. Phô mai:
Cũng rất dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella và Listeria. Riêng Listeria là một nguyên nhân gây sảy thai. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên thai phụ không nên sử dụng các loại phô mai mềm.
7. Kem:
Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.
8. Cà chua:
Cũng được đánh giá là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy cần rửa thật kỹ trước khi chế biến.
9. Giá:
Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới. Hơn nữa, khí hậu ấm ở nước ta rất dễ "gieo mầm" cho vi khuẩn. Các bác sĩ khuyến cáo người già, trẻ em hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch không nên ăn giá tươi mà nên chế biến kỹ rồi mới ăn.
(Theo SKĐS)
1. Các loại cải lá:
Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi... Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.
Theo các chuyên gia, các loại rau cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được thái trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta thái thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.
2. Trứng:
Trứng rất dễ nhiễm vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong lòng quả trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và nên bỏ thói quen ăn trứng sống.
3. Cá ngừ:
Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. Độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ... Nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không bị tiêu hủy khi nấu nướng. Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn cá ngừ.
4. Hàu:
Hàu rất dễ bị nhiễm virut Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus, gây nôn mửa và tiêu chảy. Bởi vậy, món hàu sống là không nên dùng, dù ăn với mù tạt.
5. Khoai tây:
Nếu khoai tây được nấu chín thì không gây ngộ độc. Tuy nhiên, nếu khoai tây nẫu còn sống cũng rất dễ nhiễm những loại vi khuẩn như Listeria, Shigella, E. coli và Salmonella.
Phụ nữ mangt hai không nên sử dụng các loại phô mai mềm
6. Phô mai:
Cũng rất dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella và Listeria. Riêng Listeria là một nguyên nhân gây sảy thai. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên thai phụ không nên sử dụng các loại phô mai mềm.
7. Kem:
Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.
8. Cà chua:
Cũng được đánh giá là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy cần rửa thật kỹ trước khi chế biến.
9. Giá:
Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới. Hơn nữa, khí hậu ấm ở nước ta rất dễ "gieo mầm" cho vi khuẩn. Các bác sĩ khuyến cáo người già, trẻ em hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch không nên ăn giá tươi mà nên chế biến kỹ rồi mới ăn.
(Theo SKĐS)
Bài blog mới được bình luận