Bếp gia đình

'Hai không' thất bại?

babyteen9x's picture
(24h) - Chỉ sau 3 năm ngành giáo dục ráo riết triển khai “hai không”, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp phổ thông từ 66% trở lại suýt soát 100% như thời điểm trước đó. Liệu sau 3 năm, chất lượng giáo dục phổ thông nước ta đã tăng vọt hay tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chót vót kia là tín hiệu cho thấy sự dễ dãi đang quay trở lại?

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm 2010 ở các tỉnh, thành hầu hết tăng so với năm trước và rất nhiều địa phương đỗ hơn 90%, thậm chí nhiều địa phương đỗ gần 100% như Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... Giống kết quả của hệ THPT, tỷ lệ của hệ giáo dục thường xuyên (GDTX) cũng tăng trung bình 20-30%... Ngay cả Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Quảng Ngãi) có tỷ lệ đỗ 0% trong năm đầu tiên thực hiện “2 không”, năm nay cũng bất ngờ vọt lên trên 90%.

Nhìn kết quả tốt nghiệp này, thí sinh và phụ huynh cảm thấy thật hài lòng vì sau 12 năm đèn sách, cuối cùng gần như ai cũng có được tấm bằng để vào đời hay tiếp tục thi ĐH. Tuy nhiên, những người tâm huyết trong ngành giáo dục hay những người hiểu về giáo dục thì lại thấy buồn và xót xa. Tỷ lệ này không những quay về thời kỳ chưa có "hai không" mà còn... cao hơn.

'Hai không' thất bại?, Giáo dục - du học, giáo dục, thí sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010, phụ huynh, chất lượng

Trả lời trước Quốc hội về "hai không", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định, tiêu cực trong thi cử, đặc biệt trong thi tốt nghiệp THPT đã giảm hẳn, không còn là bức xúc xã hội. Điều này được chứng minh qua con số thí sinh vi phạm kỷ luật. Tại kỳ thi 2007, kỳ thi đầu tiên của cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" có 2.612 thí sinh bị đình chỉ thi, năm 2010 chỉ còn 90 (giảm gần 97%). Tương tự, số giám thị bị đình chỉ cũng giảm từ 32 xuống còn 1 (giảm 97%).

Nhưng với nhiều nhà quản lý, tỷ lệ vi phạm quy chế ít đi không phải do "giác ngộ" mà là do "thầy thương trò", do lượng thanh tra ủy quyền của Bộ rút đi (giảm từ 9.000 người xuống còn có 600 người năm 2010), do đề thi dễ hơn... "Bản chất ở đây chính là khâu coi thi", một cán bộ làm công tác khảo thí lâu năm nhắc lại lời của nguyên Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Văn Vọng.

Một giám thị chấm thi tại Hà Nội đã trả lời trên báo chí rằng, bài thi môn Lịch sử của 5 tỉnh (do Hà Nội chấm tự luận) có rất ít bài thi bị điểm dưới trung bình; số bài đạt điểm 7, 8, 9 rất nhiều. Và nguyên nhân của tình trạng này là do đề dễ, công tác coi không chặt chẽ như mọi năm. Dẫn chứng việc này, vị giám khảo kể, có trường hợp cả phòng viết "nhà máy Điện Biên Phủ cắt điện" thay vì phải viết "nhà máy điện Yên Phụ cắt điện"; hay "toàn thành phố miến điện" thay vì "toàn thành phố mất điện"; Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta "trao quyền kiểm soát thủ đô” thành "trao quyền sát sinh cho chúng"...

Phụ huynh của một HS vừa đỗ trong kỳ thi tốt nghiệp này chia sẻ với chúng tôi: "Trước kỳ thi tốt nghiệp, chúng tôi đã được họp và tự nguyện đóng góp một khoản tiền để bồi dưỡng hội đồng thi, khoản đóng góp này con tôi và bạn bè nó gọi là "tiền chống trượt". Mọi chuyện tưởng như đã trôi đi và hôm nay tôi được đọc các con số trên, tự nhiên thấy xấu hổ với kết quả của con, thấy buồn cho kết quả cuộc vận động “hai không".

các bạn có thể tham khảo thêm thông tin khác theo link dưới đây
[url=http://diemthi.24h.com.vn/]diem thi[/url]
[url=http://diemthi.24h.com.vn/index.php/diemchuan]diem thi[/url]
[url=http://diemthi.24h.com.vn/de-thi-thu/]de thi thu dh 2010[/url]
hoặc các tin tức khác ở đây

[url=http://www.24h.com.vn/]tin tuc[/url]
[url=http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay-c46.html]tin tuc trong ngay[/url]


  • meomap's picture

    meomap

    10:27 22/06/2010
    hoho, chuyện thi tốt nghiệp năm nay nói tới... tết cũng hông hết!
  • meomap's picture

    meomap

    10:28 22/06/2010
    í, mà sao chủ đề này lại nằm trong mục Cà phê - karaoke nhỉ? Mình thấy nằm trong mục "cười chút chơi" coi bộ hợp hơn à :))