Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thông thường sẽ gây ra triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy… Dưới đây là 10 cách giúp bạn cải thiện và nâng cao sức khỏe cơ thể.
Khi bạn bị đau cổ họng, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường tiểu hoặc các bệnh nhiễm trùng thông thường khác, các bác sĩ thường kê toa kháng sinh. Thực tế, có nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau chống lại các chủng vi khuẩn và một số loại ký sinh trùng khác nhau.
Khi sử dụng đúng cách, chúng có thể giết hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra một vấn đề sức khoẻ đặc biệt. Nhưng kháng sinh thường có các tác dụng phụ gây ra các vấn đề sức khoẻ tạm thời khác. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nhiễm trùng âm đạo… Thậm chí, việc lạm dụng thuốc kháng sinh cũng sẽ khiến bạn suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư, làm giảm hiệu quả thuốc ngừa thai…
1. Ăn sữa chua men sống
Khi dùng thuốc trụ sinh, bạn nên bổ sung sữa chua men sống vào khẩu phần ăn để ngăn ngừa tiêu chảy, một trong những phản ứng phụ thường gặp của kháng sinh. Vi khuẩn đường ruột trong loại sữa chua này sẽ cung cấp một lớp bảo vệ ruột và giúp tạo ra a-xit lactic để loại bỏ các vi khuẩn gây hại ra khỏi cơ thể.
Một nghiên cứu công bố năm 2011 cho biết, probiotic giúp ngăn ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cũng cho biết sữa chua probiotic là một phương pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ tiêu hóa ở trẻ.
Với sữa chua bạn có thể dùng lạnh, hoặc kết hợp với các loại trái cây cho món smoothies đều ngon.
2. Ăn các thực phẩm lên men giàu probiotic
Ngoài sữa chua, nhiều thực phẩm lên men tự nhiên khác như bắp cải, dưa chua, củ cải ngâm, kim chi… cũng chứa một lượng probiotic dồi dào. Giống như sữa chua men sống, các thực phẩm lên men có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hóa do sử dụng kháng sinh.
3. Ăn tỏi
Tỏi là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh gây ra. Ngoài ra, nó còn có chứa một hợp chất quan trọng được gọi là allicin giúp bảo vệ thận và gan khỏi những tác hại do kháng sinh gây ra.
Một nghiên cứu năm 1999 về vi khuẩn và nhiễm trùng phát hiện ra rằng hợp chất lưu huỳnh allicin trong tỏi đóng vai trò là kháng sinh tự nhiên. Thêm tỏi vào chế độ ăn uống của bạn là cách hữu ích để giải độc cơ thể khỏi dư lượng kháng sinh bạn nạp vào.
Tỏi thường được sử dụng để thêm hương vị cho nhiều món ăn, tuy nhiên nó cũng có một số lợi ích sức khỏe ấn tượng. Khám phá ngay 10 công dụng của tỏi đối với sức khỏe nhé!
4. Bổ sung viên bổ gan
Việc sử dụng kháng sinh truyền thống có thể gây trở ngại cho hoạt động của gan. Để bảo vệ gan khỏi bất kỳ tác động nào do kháng sinh gây ra, bạn nên bổ sung viên bổ gan Milk Thistle Extract có tác dụng ổn định tế bào, giải độc hỗ trợ chức năng gan.
Thành phần hoạt chất silibinin trong nó cũng có tác dụng giải độc và bảo vệ gan. Tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng liều lượng thích hợp với tình trạng của bạn.
5. Trà gừng
Gừng có thể giúp bạn giải quyết các tác dụng phụ do thuốc kháng sinh gây ra như tiêu chảy, buồn nôn… Tính chất kháng sinh tự nhiên của gừng giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều vấn đề sức khoẻ do vi khuẩn gây ra. Gừng tươi có tác dụng chống lại các mầm bệnh gây ra bởi thực phẩm cũng như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nha chu. Gừng cũng được biết đến với công dụng giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày và đường ruột.
Bạn nên uống trà gừng 3 lần mỗi ngày để giải quyết các phản ứng phụ từ kháng sinh. Công thức như sau: Cạo vỏ miếng gừng tươi. Đun sôi khoảng 1,5 cốc nước và gừng đập giập trong 10 phút. Lọc lấy nước trong, thêm mật ong và nước cốt chanh vào cho vừa vị.
Gừng được xem là một bài thuốc bổ rẻ và có "võ to", do đó, việc nắm bắt những công thức món ngon từ gừng như món kẹo gừng sẽ giúp sức khỏe luôn ổn định.
6. Ăn các thức ăn có vị nhạt
Để chống lại các tác dụng phụ của thuốc, bạn nên ăn các thức ăn có vị nhạt trong và sau khi uống như: bánh mì khô, bánh mì trắng, cháo… Ăn các thức ăn nhạt dễ tiêu hóa sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Điều này rất quan trọng vì kháng sinh phá hủy vi khuẩn xấu lẫn tốt. Nếu bạn tiếp tục ăn các thức ăn đậm gia vị, nhiều đường hay nhiều carbohydrate, bạn sẽ trải qua nhiều đợt tiêu chảy, buồn nôn vì đường tiêu hoá của bạn sẽ không kịp hấp thu các chất này.
7. Uống giấm táo
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong cơ thể bạn. Ngoài ra, nó là một phương thuốc tốt để kiểm soát bệnh tiêu chảy, một trong những tác dụng phụ phổ biến của thuốc kháng sinh. Hơn nữa, nó chứa một số chất dinh dưỡng làm tăng khả năng miễn dịch của bạn.
Cách dùng: Trộn từ 1-2 muỗng canh giấm táo với 1 ly nước. Uống 2 lần một ngày cho đến khi tình trạng của bạn được cải thiện.
8. Uống đủ nước
Để chống lại triệu chứng khô miệng do mất nước, nạn nên uống nhiều nước hơn. Có thể thêm chút đường hoặc xíu muối để giúp thay thế các chất điện giải mà cơ thể cần.
Bạn cũng có thể uống nước canh hoặc nước ép trái cây và rau có hàm lượng để bổ sung thêm nước. Đồng thời, tránh thức uống nhiều đường, chứa cồn hoặc caffeine, chẳng hạn như cà phê, chè, cola, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.
9. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ sức khỏe
Bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh có nhiều chất chống oxy hoá, chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Tập thể dục nhẹ cũng quan trọng không kém. Đồng thời bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, ngủ và quản lý mức căng thẳng cũng như sử dụng các biện pháp trở giúp để thư giản.
Uống quá mức hoặc hút thuốc sẽ có thể gây ra các tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch.
10. Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn phải luôn luôn dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chẳng hạn, một số kháng sinh chỉ nên dùng với nước. Hay một số khác thì cần được dùng chung với thức ăn để tăng khả năng hấp thủ, tránh đau dạ dày cũng như mắc phải các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
Không bao giờ tự ý dùng kháng sinh trừ nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.