Chặn đứng tác hại của đường, bạn đã biết cách?

 
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để lưu vào danh mục yêu thích.
   

Giảm bớt tác hại của đường bằng cách bắt đầu từ việc “soi” kỹ nhãn mác, thành phần của những thực phẩm mà bạn thu nạp vào cơ thể.

Ắt hẳn là bạn đã biết tác hại của việc tiêu thụ nhiều đường. Loại gia vị ngọt ngào này không chỉ làm tăng cân gây béo phì, mà còn là thủ phạm góp phần đẩy nhanh quá trình lão hóa da hay nặng hơn là tiểu đường và các loại bệnh liên quan đến tim mạch khác. Vậy chúng ta nên bắt đầu từ đâu để giảm bớt việc tiêu thụ đường?

Sự thật về việc tiêu thụ đường

Tac hai cua do ngot

Giảm bớt lượng đường thu nạp vào cơ thể để phòng tránh bệnh tật

Nếu bạn cũng giống như phần đông phụ nữ trên hành tinh này, bạn sẽ đang tiêu thụ nhiều đường hơn mức cần thiết tới hai lần. Dù bạn có cẩn thận mua thực phẩm hữu cơ hay hạn chế lượng đường trong đồ uống hằng ngày một cách tối đa, đường sẽ vẫn luẩn khuất trong nhiều món bạn không ngờ tới.

Theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh tại Mỹ , trung bình phụ nữ ăn thêm 240 calo mỗi ngày từ những thực phẩm có hàm lượng đường cao, chiếm tới 13% lượng năng lượng bạn cần mỗi ngày. Trong khi đó, Hiệp hội sức khỏe Hoa Kỳ đã khuyến cáo không được hấp thụ quá 5% calo từ đường trong thức ăn, tức 100 calo mỗi ngày.

Truy xuất nguồn gốc lượng đường dư thừa

Vậy lượng đường dư thừa ấy đến từ đâu? Sự thật là có rất nhiều thức ăn và nước uống chứa đường. Theo thống kê có đến 74% các thực phẩm đã qua chế biến mua tại siêu thị có chứa đường dư thừa. Kể cả trong những món ăn mà chúng ta không ngờ tới như nước cà chua, món ăn chế biến sẵn đông lạnh, các đồ gia vị… Nhãn thực phẩm được yêu cầu là phải ghi rõ lượng đường nhưng nhà sản xuất không cần phải đề cập đến những thành phần mà khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường. Những thành phần này rất khác với đường tự nhiên. Đường tự nhiên có rất nhiều trong trái cây, rau củ quả và sữa nhưng không gây hại vì lượng đường chứa trong chúng khá thấp và nó đi kèm với một loạt các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe khác. Tuy vậy, bạn cũng cần phải chú ý kiểm soát lượng đường tự nhiên này một cách hợp lý, nhất là khi bạn đang trong quá trình ăn kiêng.

Tac hai cua duong den co the

Đọc kỹ thành phần nhãn mác để loại trừ bớt lượng đường thu nạp

Dưới đây là cách nhận biết loại thức ăn nào chứa nhiều đường hơn lượng công bố trên nhãn hiệu để từ đó loại trừ bớt tác hại của đường đến cơ thể.

1.“Soi” chỉ số lượng đường nhà sản xuất ghi trên nhãn

Kiểm tra chỉ số đường trên mỗi phần thức ăn bạn đang sử dụng (per serving chứ không phải per 100gr…). Cứ mỗi 4gr đường sẽ tương đương với 1 muỗng cà phê đường.

2.Kiểm tra thành phần

Tiếp theo sau khi tính toán lượng đường được ghi trên nhãn, chúng ta sẽ tính toán lượng đường “vô hình” mà các nhà sản xuất không đề cập . Trong danh sách 46 loại đường “vô hình” thường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm và đồ uống, có thể thấy những loại hay gặp như đường mía hay nước màu caramel…

Do đó, nếu bạn thấy bất kỳ loại đường nào trong danh sách dưới đây nằm trong 3 thành phần đầu tiên trên nhãn mác sản phẩm, bạn nên cẩn trọng bởi chắc chắn lượng đường bạn tiêu thụ sẽ nhiều hơn những gì bạn nghĩ đấy.

Tac hai cua duong

Hoàng Trần

   
Love 0