Bánh ngon lễ Tết, một vòng Á châu

 
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để lưu vào danh mục yêu thích.
   

Nếu có cơ hội ghé thăm Việt Nam, Hàn Quốc hay Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những món bánh cổ truyền mang đầy hương vị đặc trưng của mỗi vùng miền

an gi ngay tet

Mochi – Nhật Bản

Mochi a

  • Mochi là loại bánh được làm từ gạo, không chỉ dùng trong cuộc sống hằng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh trong ngày Tết của người Nhật Bản.
  • Trong ngày Tết, người Nhật thường làm Kagami-mochi bằng cách xếp chồng hai chiếc bánh mochi lên nhau, bên trên đặt thêm một quả cam rồi để ở những nơi trang trọng,với mong ước gia đình sẽ được sung túc, phồn thịnh.

 

Bánh Gyeongdan – Hàn Quốc

  • Gyeongdan là một loại bánh gạo làm từ bột nếp nhào với nước nóng, nặn thành hình viên tròn rồi luộc và phủ một lớp bột có vị ngọt từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Tên gọi của loại bánh này là vì nó có hình dạng như viên ngọc bích tròn (gyeongdan). Màu sắc và hương vị của bánh phụ thuộc vào lớp bột phủ bên ngoài.
  • Jeungpyeon là một loại bánh gạo được làm từ bột gạo nhào và rượu gạo, trang trí với táo tàu, hạt dẻ, hạt thông và nấm đá, sau đó hấp trong xửng. Jeungpyeon là một loại bánh thích hợp cho mùa hè vì nó được lên men với rượu nên lâu bị thiu. Nó có vị rượu rất độc đáo, vị chua nhẹ và khá mềm.

 

Bánh Songpyeon – Triều Tiên

Songpyeon Trieu Tien a

  • Cùng nằm trên bán đảo Triều Tiên nhưng phong tục đầu năm mới của Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn có một vài điểm khác biệt. Chẳng hạn cũng là bánh gạo nhưng người dân Triều Tiên lại thích ăn bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm (còn gọi là bánh songpyeon) thể hiện quan niệm sống “Trăng khuyết rồi trăng lại tròn” như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay vần của họ.
  • Songpyeon là một loại bánh gạo làm từ bột gạo nhào với nước ấm và có nhân đậu xanh, hạt mè, hạt dẻ và các nguyên liệu khác, được nặn thành hình bán nguyệt rồi đem hấp.
  • Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok. Vào đêm Chuseok, cả gia đình sẽ tập họp lại với nhau để làm songpyeon. Mọi người đều cố gắng nắn ra những cái bánh đẹp nhất vì người ta tin rằng nếu họ nắn bánh thật đẹp thì họ sẽ có một cô con gái xinh xắn.

 

Sủi cảo – Trung Quốc

Sui cao a

  • Đối với người Trung Quốc, mỗi dịp Tết đến người dân lại chuẩn bị món sủi cảo truyền thống. Loại bánh này không chỉ giúp người dân thấy ngon, mà còn được gửi gắm bao niềm hi vọng may mắn trong năm mới.
  • Tại Trung Quốc, thứ gạo được chế biến trong ngày Tết để nhiều người ăn cảm thấy may mắn là gạo trắng và gạo nếp.
  • Người làm kinh doanh quan niệm rằng, khi ăn các loại gạo trên sẽ có nhiều cơ hội may mắn trong năm mới. Ngoài ra, hai loại gạo này cũng khiến người thưởng thức hi vọng dễ cầu được ước thấy trong năm mới.

 

Bánh bao nhân thịt cừu – Mông Cổ

Mong Co

  • Tết của người Mông Cổ gọi là Tsagaan Sar, cũng kéo dài từ ngày mồng 1 Âm lịch cho đến hết ngày mồng ba Âm lịch giống như tại Việt Nam hay Trung Quốc. Món ăn thường ngày không thể thiếu của người Mông Cổ là các loại bánh bột và sữa ngựa.
  • Trong ngày Tết, chúng cũng hiện diện trong bữa ăn của họ nhưng được chăm chút hơn. Đó là những chiếc bánh bao nhân thịt cừu nóng hổi, uống cùng sữa ngựa lên men hoặc trà nóng. Mọi người cũng sẽ quây quần đón giao thừa trong không khí ấm cúng, cầu năm một năm sung túc, an lành.

 

Bánh dứa – Singapore

Banh Tart a

  • Pineapple Tart – Bánh dứa may mắn cho Tết thêm vui. Với những ai đã từng đến Singapore sống, học tập hay du lịch vào dịp Tết Âm lịch thì chắc chắn không có gì xa lạ với loại bánh rất truyền thống và đặc trưng mỗi dịp tết của người Tàu ở đây.
  • Nếu theo cách hiểu nguyên gốc của từ “tart” thì hình dạng chiếc bánh trên không thể gọi là tart được, cũng như cái loại bánh dứa ở Sing này chẳng thể nào được gọi là tart, nhưng mình cũng không thể hiểu tại sao dân ở đây lại gọi tên chiếc bánh này như vậy.
  • Có 2 hình dạng phổ biến cho loại bánh này. Một là, nhân dứa được bọc bên trong lớp vỏ bánh, như hình trên. Tất nhiên là người ta có dụng cụ chuyên dụng để tạo vân cho vỏ bánh, và cũng phết màu để làm vỏ bánh có màu vàng ươm chứ không “thuần” như chiếc bánh mình làm. Hơn nữa, với những chiếc bánh bán đại trà ở ngoài thì vỏ bánh thường không thơm vì ít bơ, lại cứng chứ không mềm và tan trong miệng vì dùng nhiều bột. Hai là, phần nhân dứa nặn thành khối tròn, đặt lên trên miếng bánh nhỏ, trông như cái bánh quy. Vậy là người ta gọi nó là tart, nên mình gọi theo như vậy cho nó “phải”.

Bài: Chi Ngô

   
Love 1