đám cưới, ảnh cưới, áo cưới trang trí nhà, gia đình, sức khỏe, làm đẹp nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ

Search form

hot deal - voucher - khuyến mãi Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

junsu05
Đầu bếp: junsu05

Nấu ăn giỏi

làm sao để nấu ăn giỏi ?

junsu05 đã gửi 15 công thức món ăn & 16 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Một người ở tuổi 40 lập gia đình có thể sẽ nảy sinh nhiều vấn đề hơn nếu kết hôn ở tuổi dưới 30.


 

Khi kết hôn, dẫu ở lứa tuổi nào, vợ hay chồng đều cần giảm bớt cái tôi để cuộc sống hôn nhân hạnh phúc hơn (ảnh minh họa) Ảnh: T.T.D.

 

Anh Quang Minh (ngụ Q.1, TP.HCM) mải mê học tập, làm việc đến 40 tuổi mới đưa thiệp cưới. Bạn bè nghĩ một người cứng tuổi như anh sẽ chín chắn và lèo lái gia đình với trái tim bao dung. Nhưng rồi anh thường xuyên vào cơ quan than phiền những “lỗi lầm” của vợ: “Sáng là bả (vợ anh Minh) tập thể dục, không lo chuyện ăn sáng cho chồng con”. Mọi người hỏi cuối cùng ai mua thức ăn, anh lại thú thật: “Thì bả mua, nhưng sao không mua sớm... Để chồng chờ hết 30 phút, xong bài tập thể dục bả mới đủng đỉnh đi mua phở cho tôi”.

Anh Tuấn Anh (ngụ Q.5, TP.HCM) gặp và lập gia đình với chị Thu Trang nhỏ hơn anh gần 20 tuổi. Do quen với cuộc sống độc thân, sáng thức dậy anh điện thoại hẹn bạn bè ăn sáng, uống cà phê. Đi làm về là xem tivi suốt. Chưa kể thêm tính gia trưởng, muốn vợ con luôn phải lắng nghe! Vợ anh không ít lần ngậm ngùi: “Biết như thế lấy người đồng vai phải lứa dễ hiểu nhau hơn”.

Chia sẻ về tâm tính những người chồng mới bắt đầu cuộc sống hôn nhân ở ngưỡng ngoài 40 tuổi, TS tâm lý Võ Văn Nam, Đại học Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Nếu qua tuổi kết hôn, cuộc sống độc thân kéo dài khiến người ta dễ tạo thành những nếp suy nghĩ, những thói quen khó bỏ. Một người quá lứa lập gia đình có thể dễ bảo thủ, gia trưởng một cách vô thức. Anh ta đã có một thời gian dài để tự điều chỉnh phù hợp với cuộc sống độc thân: tự chủ, tự lực, tự chăm sóc... Và mất dần khả năng cũng như nhu cầu “được” chăm sóc người khác. Tiếc rằng những thói quen đó khó có thể bỏ một sớm một chiều”.

Còn phụ nữ thì sao? Chị Sương, gần 60 tuổi, chưa từng lập gia đình, từng là trưởng phòng một công ty xuất nhập khẩu. Tài sản của chị cũng khá lớn. Trong thâm tâm, chị luôn chờ đợi một tình yêu. Rồi chị cũng gặp được người đàn ông góa vợ. Một đám cưới giản dị diễn ra. Chị giao hết cho chồng đất đai nhà cửa để anh kinh doanh. Có người hỏi chị không nghi ngại gì sao, chị trả lời rất hạnh phúc khi tìm được người sẽ luôn ở bên chị.

Song không phải ai cũng như chị Sương. Nhiều phụ nữ khác lại rất thận trọng. Họ thường so sánh “tiềm năng kinh tế” giữa họ và “đối tác” để rồi tự “tách ra” nếu thấy mình trội hơn người đàn ông. Theo TS Võ Văn Nam, cũng như phái nam, phụ nữ qua giai đoạn “cặp kê”, đã quen cuộc sống độc thân và khó có thể tự điều chỉnh mình theo hướng khác. Họ quen sống độc lập, kinh tế độc lập nên khó chấp nhận sự chia sẻ những gì mình có cho người đàn ông khác.

Nếu lập gia đình hoặc muốn lập gia đình khi quá lứa, theo TS Võ Văn Nam, “người trong cuộc” cần từ bỏ cái tôi, tự nhắc mình chủ động điều chỉnh bản thân để duy trì hạnh phúc cho chính mình. Và người bạn đời cũng cần hiểu vợ hoặc chồng mình một cách sâu sắc để giúp họ vượt qua rào cản lớn nhất trong cuộc sống: vượt qua chính mình.

NGUYỄN NGỌC HÀ (tuoitre)