đám cưới, ảnh cưới, áo cưới trang trí nhà, gia đình, sức khỏe, làm đẹp nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ

Search form

hot deal - voucher - khuyến mãi Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

giadinhnho
Đầu bếp: giadinhnho

Nấu ăn giỏi

Mơ 1 hạnh phúc có quá LỚN LAO ko anh ???

giadinhnho đã gửi 2 công thức món ăn & 20 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Trước tình hình bệnh tay chân miệng bùng phát, có tính nguy hiểm như hiện nay, xin chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc khi trẻ bệnh.

Độc giả có nick name MebeBi (Hà Nội) cho biết, chị có con 3 tuổi mắc bệnh tay chân miệng gần một tháng và đã được điều trị khỏi. Người mẹ miêu tả về các triệu chứng ủ bệnh của con chị như sau: xuất hiện nhiều vết loét trong miệng khiến bé đau đớn, bỏ ăn, kèm theo sốt cao li bì, cứ từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ lại lên cơn sốt một lần. Đến khi bé sốt cao 38,5 độ thì chị đưa bé đến bệnh viện khám và bác sĩ cho uống các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt...

Ngoài ra, chị cũng dặn dò các phụ huynh về cách chăm bé; "Khi thấy con bị bệnh, biếng ăn không nên quá lo lắng mà la mắng hay cáu gắt mà phải bình tĩnh và kiên nhẫn dỗ dành. Theo kinh nghiệm của mình, bé bị loét miệng nên không ăn được đồ mặn và cứng như cơm, cháo hạt. Nên cho bé ăn cháo nấu vị nhạt, hãy lọc lấy nước cháo cho bé uống qua bình bú hoặc xi lanh. Chỉ cần cho bé ăn được một ngày 3 bình 150ml nước cháo trắng pha sữa là bé sẽ bình phục, có sức chống lại bệnh tật", MebeBi chia sẻ.

"Với thời tiết Hà Nội hiện nay, các mẹ chỉ nên lấy khăn ấm lau người cho bé, lau tay và mặt cho bé, hạn chế tắm rửa nhiều khi bé ốm sốt, hay lúc mới bình phục. Hạn chế đưa bé đi chơi khi mới khỏi bệnh, vì lúc này dễ lây dịch sang bé khác", chị lưu ý thêm.

 

Đa phần trẻ bị tay chân miệng nhẹ có thể tự khỏi trong vòng vài ngày . Ảnh: Cao Lâm.

 Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trần Nam, khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM cho rằng, mặc dù bệnh tay chân miệng hiện nay đang có những diễn biến khá phức tạp, song phụ huynh không nên quá lo lắng hoang mang khi thấy con mình xuất hiện những triệu chứng như trên, vì đa phần trẻ chỉ bị nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng vài ngày. Chỉ một số trường hợp biến chứng nặng mới cần phải nhập viện điều trị.

Bác sĩ cho biết về những biểu hiện cụ thể của bệnh này như sau:

- Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

- Nổi hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối.

- Loét họng, loét miệng.

- Ngủ hay giật mình quấy khóc.

"Ở đây phụ huynh chỉ nên cho uống thuốc hạ sốt khi thấy bé sốt cao hơn 38,5 độ C. Bên cạnh đó khi thấy bé bị loét miệng, nên cho ăn uống đồ mát, loãng như sữa, cháo, ăn mỗi lần một ít và chia làm nhiều lần. Đồng thơi nên pha nước muối làm vệ sinh răng miệng khử khuẩn để tránh bị bội nhiễm", bác sĩ Nam khuyên.

Ông cũng lưu ý, đối với bệnh nhân bệnh tay chân miệng thì không nên cho uống thuốc kháng sinh. Điều quan trọng nhất trong công tác phòng và điều trị bệnh là rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn cho cả bé và người chăm sóc. Chỉ nên dùng xà phòng có tính sát khuẩn dạng lỏng hoặc dạng cục có nhiều bọt mà không nên rửa bằng dung dịch sát khuẩn vì sẽ gây nguy hiểm cho bé.

Trong trường hợp thấy bệnh nhi xuất hiện một trong những biến chứng nặng sau thì phụ huynh nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp. Các triệu chứng đó bao gồm:

- Sốt cao liên tục (trên 39 độ C) và uống thuốc vẫn không hạ.

- Khi ngủ giật mình liên tục, hoảng hốt.

- Chân tay run, quấy khóc li bì, lừ đừ.

- Đi đứng loạng choạng.

- Thở nhanh, khó thở, mệt mỏi.

- Nôn ói nhiều.

- Co giật, yếu tay chân, hôn mê.

"Khi có bất cứ triệu chứng nào ở trên, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị. Nếu nhập viện sớm và được điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là rất cao. Cần lưu ý trong thời gian bé bị bệnh, cha mẹ nên cho con nghỉ học từ một tuần đến 10 ngày để tránh lây cho trẻ khác. Và ngay cả khi được điều trị khỏi, cả bệnh nhi và người chăm sóc vẫn phải được cách ly trong khoảng 10 ngày sau đó", bác sĩ Nam nói.

Thi Ngoan

vnexpress