- 10:40 02/06/2010 - 9187 lượt xem
- Thích
- Chia sẻ
- 2 bình luận
Thời điểm thai ngén cho đến lúc 8 tháng em rất nghiền ăn món thịt chân giò luộc chấm mắm tỏi với cà muối , em đang thắc mắc là ăn cà muối nhiều có hạii không nhỉ mọi người có ai biết không?
thuthuy06
10:47 02/06/2010bamboo
10:50 02/06/2010Trong cả Đông y và Tây y, quả cà đều là một vị thuốc. Cà có tác dụng chữa các bệnh táo bón, ho, bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác. Một hoạt chất trong cà có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh ung thư.
Theo Đông y, cà vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao. Theo sách Thực kinh, cà có công dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí...
Theo y học hiện đại, cà là nhóm rau quả đứng hàng đầu về hàm lượng vitamin P (làm vững chắc thành mạch, chống xuất huyết), vitamin E (chống lão hóa). Các chất khoáng trong cà thường cao hơn các rau quả khác. Đặc biệt, cà chứa Nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa. Các chuyên gia Nhật Bản tìm thấy trong nước ép cà tím nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Có ý kiến khuyên dùng nước ép cà tím khi xạ trị và sau phẫu thuật ung thư.
Nhóm chuyên gia Đại học Graz ở Áo đã chứng minh tác dụng khử chất béo của cà tím, nhất là khi dùng cà tím với các thức ăn động vật. Cà tím còn có tác dụng chống ứ đọng cholesterol và urê huyết, rất có lợi trong việc điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường, gut. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, ăn cà là biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu".
Ngoài ra, cà tím cũng có tác dụng lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh thận. Các thực nghiệm trên súc vật cho thấy, nước ép cà tím giúp ngăn chặn bệnh động kinh. Do đó, người dễ bị kích động tâm thần nên uống 1 ly nhỏ nước ép cà tím mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng.
Một số bài thuốc từ cà
Người Hàn Quốc dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày.
Người Nigeria thường dùng cà tím để chữa đau bụng ở phụ nữ. Lấy cà khô và quả me chín lượng bằng nhau, thái nhỏ, cho vào 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa. Sau 30 phút, lọc lấy nước uống nóng.
- Đại, tiểu tiện gây chảy máu: Cà pháo già sao vàng, tán mịn. Mỗi lần dùng 8 g, hòa với nước, dấm loãng để uống, ngày 3 lần.
- Phụ nữ huyết hư, da vàng: Cà pháo già bổ ra, phơi trong bóng râm cho khô, tán mịn. Mỗi lần uống 8 g với ít rượu hâm nóng, ngày 2 lần, uống dài ngày.
- Đàm nhiệt, viêm phế quản cấp, táo bón: Cà tím 500 g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà thái dọc, tỏi và gừng nghiền nhuyễn. Tất cả trộn với nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách thủy để ăn.
- Ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30-60 g nấu chín, cho mật ong vừa đủ, nấu lại. Ngày ăn 2 lần. Bài thuốc này được in trong sách Ẩm thực phương Đông trị bệnh của Hồng Minh Viễn (Trung Quốc), trái ngược với thành kiến của người Việt Nam: Khi ho kiêng ăn cà.
- Vàng da do viêm gan: Cà tím trộn gạo, nấu cơm ăn trong 5-7 ngày.
Ngoài ra, để chữa các bệnh ngoài da và niêm mạc như bầm máu, lở loét ở da, chảy máu chân răng, ngón tay chân bị chín mé, nứt đầu vú, có thể lấy cà pháo đốt thành than, bôi tại chỗ.
Nguồn từ Sức Khỏe & Đời Sống