Monthly Archives: August 2012

tau-hu-ki-cuon-nam

Tàu hũ ky cuộn rau nấm

tau-hu-ki-cuon-nam

– Tàu hũ ky ngâm nước cho mềm rồi để lên rổ cho ráo nước sau đó cắt miếng hình chữ nhật có kích thước khoảng 10 x 12cm. Sau đó cắt vát một cạnh của hình chữ nhật để món cuộn trông được đẹp hơn. Với nguyên liệu trên mình sẽ cắt được 8 đến 10 miếng nhé.

– Cải thìa cắt lấy lá, rửa sạch, lau khô.

– Cà-rốt cắt chân hương trụng qua nước sôi có pha chút muối, vớt ra để ráo. Nấm kim châm cắt bỏ chân, tãi ra rồi ngâm vào nước lạnh có pha muối khoảng 5 phút rồi vớt ra, rẩy sạch nước.

– Trải một miếng tàu hũ ky ra, xếp lên 2 lá rau cải (có thể cho thêm lá rau tùy thích) rồi rắc chút xíu muối tiêu lên rau. Tiếp tục xếp lên rau một ít nấm kim châm, một ít cà rốt và cuộn miếng tàu hũ ky lại. Dùng lá hẹ buộc ngang cuốn cho chắc. Làm tuần tự cho hết nguyên liệu.

– Xếp cuốn vào đĩa sâu lòng cho vào xửng hấp cách thủy khoảng 5 đến 7 phút là cuốn chín.

– Pha bột năng với chút nước lã rồi hòa với nước tương, đun lửa nhỏ cho đến khi nước sốt sôi liu riu và sánh lại. Rắc chút hạt tiêu cho thơm.

– Bày món ăn ra đĩa, rưới nước sốt lên trên và thưởng thức. Món cuộn của chúng mình trông thật bắt mắt với đầy đủ sắc màu của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông: màu xanh của rau cải, màu đỏ cam của cà rốt, màu vàng của tàu hũ ky và màu trắng của nấm không những thế ăn lại thơm thơm, giòn giòn nữa chứ. Sao bạn không thử nhỉ?

mi-tron-xa-xiu

Mì trộn xá xíu

mi-tron-xa-xiu

– Cải thìa nhặt, ngâm rửa sạch, cho nồi nước lên bếp, nêm ít dầu ăn, hạt nêm, nước sôi cho rau vào trụng qua cho chín tới. Nấm hương ngâm rửa sạch, cắt bỏ chân, trụng qua nước sôi. Cho vắt mì vào nước sôi, trụng chín tới, vớt ra rổ để ráo.

– Làm thịt xá xíu: Thịt nạc vai cắt miếng vuông, ướp với đậu phụ nhự đỏ, hành tím bằm nhỏ, ¼ gói ngũ vị hương, ít hạt nêm, rưới vào 1 muỗng cà-phê dầu ăn và tẩm ướp qua đêm. Khi chế biến cho thịt vào áp chảo đều hai mặt, cắt miếng mỏng.

– Cho đã trụng vào tô, trộn với tương cà chua, tương ớt, tương ngọt, 2 muỗng dầu ăn, nêm ít gia vị của mì rồi trộn đều. Bày mì ra 4 đĩa, bày rau cải thìa lên cạnh mì, một bên bày thịt xá xíu cắt lát và bày các cánh nấm ở giữa. Thêm chanh vắt và nước tương khi ăn.

 Bí quyết: Bạn có thể thay đổi thịt xá xíu bằng xúc xích, thịt ham hoặc ba rọi hun khói để mang lại vị mới cho món mì trộn.

banh-troi-nuoc-phong -thuy

Bánh trôi nước phong thủy

banh-troi-nuoc-phong -thuy

– Trộn đều bột nếp và muối. Từ từ rót nước ấm vào bột (có thể dùng hết chỗ nước hoặc phải thêm chút nước tùy thuộc vào độ thấp hút của loại bột mà mình sử dụng). Dùng đũa khuấy cho đều, sau đó dùng tay nhồi bột cho bột thật mịn, dẻo.

– Đậy kín bột, ủ khoảng 10 phút cho bột được mềm. Nếu ủ được lâu hơn thì càng tốt. (Hoàn toàn có thể thay thế bột khô như trong công thức trên bằng bột làm bánh trôi có bán sẵn ở ngoài chợ và chúng ta chỉ việc pha chế thêm nguyên liệu để làm thành món bánh của mình).

– Trong lúc chờ ủ bột, luộc hoặc hấp chín khoai lang. Chọn khoai có ruột màu vàng sẫm thì bánh sẽ nổi màu vàng rất đẹp. Sau khi khoai chín, tán cho khoai được nhuyễn mịn.  Nếu muốn màu vàng sậm hơn có thể thay khoai lang bằng chút nước nghệ, hoặc nước ngâm từ hạt dành dành để lấy màu vàng. Cắt mỗi miếng đường phên thành 9 phần bằng nhau. Chuẩn bị một âu nước lạnh để sau khi luộc bánh chín vớt ra thả vào.

– Bột sau khi ủ xong được chia đều làm 5 phần. Một phần bột màu trắng để nguyên làm bánh Thủy Một phần bột nhồi với khoai lang vàng đã được tán nhuyễn để làm bánh Kim. Một phần bột nhồi với thịt gấc để làm bánh Hỏa. Một phần bột nhồi với bột trà xanh (nếu không có bột trà xanh có thể thay bằng nước lá dứa) giã nhỏ vắt lấy chút nước cốt) để làm bánh Mộc. Phần bột cuối cùng còn lại nhồi với bột cacao để làm bánh Thổ. Chia mỗi phần bột thành 12 phần nhỏ và nặn thành 12 viên bánh, để riêng các loại.

– Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi thả bánh vào luộc. Nên luộc bánh có màu nhạt trước, lần lượt màu trắng, màu vàng, màu xanh, màu đỏ và cuối cùng là màu nâu. Khi bánh nổi lên là bánh chín. Vớt bánh ra thả vào âu nước lạnh để khoảng 1 phút cho bánh nguội. Vớt bánh ra đĩa, rắc mè đã rang vàng lên là xong. Vậy là chúng mình đã có 5 đĩa bánh trôi nước tượng trưng cho 5 hành trong phong thủy. Còn chần chờ gì nữa mà không thành kính dâng lên để thờ cúng ông bà, tổ tiên.

ca-com-chay-chien-gion

Cá cơm chay chiên giòn

ca-com-chay-chien-gion

– Bắp chuối tách lá và hoa (quả chuối non) để riêng. Lá dùng để làm món khác như nộm hoa chuối chẳng hạn. Quả chuối non tách riêng từng quả, bẻ hết nhụy hoa bỏ đi (vì phần nhụy này ăn sẽ rất chát) rồi ngâm quả chuối vào chậu nước lạnh có pha chút nước muối khoảng 10 phút. Vớt quả chuối non ra, vẩy ráo nước.

– 150 g bột chiên giòn (nếu không có bột mua sẵn có thể pha theo tỷ lệ: 140ml nước, 2 muỗng súp bột gạo, 2muỗng súp bột mì, 1muỗng cà-phê bột năng,1 muỗng cà-phê dấm, 1 muỗng cà-phê bột nở (baking powder), 1/2 muỗng cà-phê gia vị, chút tiêu xay hòa tan với nhau, cho đều thành một hỗn hợp bột sền sệt.

– Nhúng từng quả chuối non vào hỗn hợp bột rồi cho vào chảo dầu nóng chiên vàng. Vớt từng chú cá cơm chay ra cho vào giấy thấm bớt dầu rồi bày lên đĩa và thưởng thức. Khi ăn chấm kèm tương ớt, hoặc tương cà chua sẽ rất ngon.

mousse-dau-tam

Bánh mousse dâu tằm

mousse-dau-tam

– Ngâm lá gelatine trong nước lạnh cho mềm.

Dâu tằm rửa sạch, để cho ráo nước rồi bỏ vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

– Chắt phần nước trong tô ngâm lá gelatine ra, đổ phần dâu tằm xay nhuyễn vào, thêm đường. Đun cách thủy hoặc cho tô này vào lò vi sóng quay đến khi đường & lá gelatine tan. Để nguội.

– Đánh bông phần whipping. Cho hỗn hợp dâu tằm – gelatine – đường vào, thêm sữa chua, trộn đều.

– Lót bạt bánh bông lan vào đáy khuôn rồi đổ hỗn hợp mousse vào, dàn phẳng.

– Cho khuôn vào tủ lạnh để mousse đông & sau đó thưởng thức.

banh-tart-tao

Bánh tart táo

banh-tart-tao

Làm bột phủ mặt bánh:

– Bột mì 50g, đường xay 50g; bơ 50g; trứng gà 1/2 quả trộn bóp cho đều rồi vo thành nắm để vào ngăn đá tủ lạnh cho cứng lại.

Làm vỏ bánh:

– Bột mì: 200g; Men mọt: 1 muỗng cà-phê; Muối: 1-2g; Đường xay: 20g tất cả trộn đều với nhau.

– Cho 130g bơ lạnh cắt quân cờ cùng 1 quả trứng gà vào bóp với hỗn hợp bột trên cho mịn, nếu khô mới cho thêm một chút nước. Bột trộn xong sẽ dẻo, mịn, không dính tay.

– Nắm bột thành nắm, để bột nghỉ trong 5 phút.

– Dùng 1 tờ giấy nến cho nắm bột vào giữa rồi cán cho bột mỏng khoảng 0,3 cm.

– Khuôn tart dùng loại đế rời để lấy bánh ra được dễ dàng. Chống dính cho khuôn bằng cách phết chút bơ vào trong lòng khuôn rồi rắc ít bột mì khô vào, úp ngược khuôn và gõ nhẹ cho bột thừa rơi ra hết.

– Bật lò trước ở nhiệt độ 170 độ C trong khoảng thời gian 10 phút.

– Bột sau khi cán mỏng thì xếp vào khuôn đã được chống dính, ấn nhẹ cho bột xuống hết các góc, phần bột chờm ra ngoài khuôn dùng dao cắt bỏ đi cho đẹp.

– Dùng dĩa xăm vào mặt bánh để khi nướng vỏ bánh được thoát khí không bị phồng rộp.

– Cho vỏ tart vào nướng trong vòng 15 phút ở ngăn giữa của lò nướng cho đến khi vỏ vàng.

– Bỏ khuôn ra để vỏ tart nguội bớt mới lấy ra khỏi khuôn để khỏi bị vỡ vì vỏ khá giòn.

Làm nhân bánh:

– Cho 250ml sữa tươi, cùng với 80g đường vào nồi đun nhỏ lửa trên bếp cho đường tan hết.

– 3 lòng đỏ trứng gà cho vào 1 chiếc tô lớn đánh cho tan.

– Cho 40g bột mì vào 20ml sữa tươi không đường khuấy đều rồi đổ vào tô trứng cùng với 1 thìa cà phê va-ni. Dùng phới đánh trứng đánh cho hỗn hợp tan đều rồi trút vào nồi sữa đang đun nhỏ lửa.

– Dùng muỗng gỗ đế bằng khuấy đều cho bột mịn mượt, cuối cùng mới cho vào 30g bơ, khuấy đều rồi bắc xuống để nguội.

Ráp bánh:

– Cho nhân tart vào vỏ bánh đã nướng, dàn đều cho kín mặt bánh.

Táo chọn loại táo xanh, giòn, có vị hơi chua, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt lát mỏng, xếp đều lên phần nhân ở trên.

– Bột phủ mặt lấy ở trong tủ đá ra, bào lên mặt bánh đã xếp táo (có thể không dùng hết chỗ bột phủ. Bạn có thể cất trong ngăn đá tủ lạnh để dùng cho lần sau).

– Rắc chút bột quế lên mặt bánh rồi bỏ vào lò nướng thêm 10 đến 15 phút đến khi bánh vàng mặt là được.

– Để bánh thật nguội rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn và thưởng thức.

goi-rau-muong

Gỏi rau muống

goi-rau-muong

– Đậu phộng rang sát bỏ vỏ, đập dập.

– Rau kinh giới nhặt rửa sạch, cắt rối.

– Ớt sừng (là loại ớt trái to, dài cong cong trông giống như chiếc sừng, vị thơm nhưng chỉ hơi cay, màu sắc đẹp) 1 quả cắt sợi, 1 quả tỉa hoa trang trí.

– Chanh vắt lấy nước.

Rau muống nhặt bỏ cuống và lá già rồi ngâm rửa sạch. Ngắt ngọn rau và toàn bộ phần lá rau để riêng dùng làm món khác (canh rau muống nấu khoai sọ rau rút).Thân rau ngắt thành những đoạn ngắn cỡ 5 – 7 cm.

– Đun nước sôi rồi cho rau vào trụng qua (có thể cho vào nước chút muối để rau đậm đà hơn) rồi vớt rau ra thả ngay vào chậu nước lạnh có đá thì càng tốt để rau giòn và giữ được màu xanh.

– Rau nguội vớt ra rá và vẩy kỹ để cho ráo nước.

– Cho rau vào tô lớn. Trộn vào rau 1 muỗng cà-phê muối, 1 muỗng súp đường, 1 muỗng súp nước cốt chanh và ớt sừng, nếu thích ăn cay thì cho thêm vào chút ớt chỉ thiên băm nhỏ, nêm nếm vừa miệng. (Nếu thích hương vị chua của khế thì có thể trộn thêm khế chua cắt lát mỏng vào bước này và bớt đi chút nước chanh). Cuối cùng trộn vào rau lá kinh giới, đậu phộng rang rồi bày gỏi lên đĩa và thưởng thức.

com-chien-tom-thom

Cơm chiên tôm thơm

com-chien-tom-thom

– Thơm khoét ruột, cắt hạt lựu. Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen, cắt hạt lựu. Hành tím lột vỏ, bằm nhỏ. Hành hoa nhặt rửa sạch, cắt nhỏ. Trứng gà đánh bông, nêm ít hạt nêm.

– Bắc chảo lên bếp, cho hành vào phi thơm, Cho hành phi thơm, cho trứng đánh bông vào chảo, đảo nhanh đều tay rồi cho tôm vào xào săn lại, thêm thơm cắt hạt lựu, đảo đều rồi chút ra đĩa.

– Cho thêm dầu ăn vào chảo, cho cơm vào chiên đều, nêm hạt nêm vừa miệng rồi cho tôm, thơm và trứng đã xào vào. Khi cơm và các nguyên liệu săn đều, nêm nếm vừa miệng, cho hành lá cắt nhỏ, bày vào lòng trái thơm. Ăn nóng.

Bí quyết: Để lột vỏ tôm nhanh, bạn hãy cho tôm vào ngăn đá tủ lạnh để khoảng 10 phút. Lớp vỏ róc, cứng cáp nên sẽ rất dễ lột.

Theo tạp chí Bếp Gia Đình số 17

thit-bacon-cuon-rau-cu

Thịt xông khói cuộn rau củ

thit-bacon-cuon-rau-cu

– Cà-rốt, bí đỏ, củ cải, xu xu gọt vỏ, cắt con chì dài. Luộc chín.

– Trải miếng thịt ba chỉ xông khói ra, cho từng lát rau củ vào. Cuộn lại, xiên bằng tăm.

– Cho lên áp chảo. Ăn nóng, chấm kèm tương ớt chua ngọt.

Bí quyết: Chiên qua dầu các loại rau sẽ mềm và dễ ăn hơn đối với các bé.

banh-chiffon-dao

Bánh chiffon đào – Peach chiffon

banh-chiffon-dao

– Làm nóng lò ở 180 độ C

– Rây chung bột mỳ, baking powder, muối, và 40g đường trắng vào âu, để riêng.

– Cho máy chạy tốc độ thấp, từ từ cho dầu ăn vào, sau đó cho từng lòng đỏ trứng vào đánh cho quện đều. Tiếp tục cho lần lượt đào xay (hoặc nước ép đào), nước cốt chanh và va-ni vào hỗn hợp lòng đỏ, đánh cho nhuyễn mịn (không đánh quá kỹ), sau đó để riêng.

– Trong một âu khác, cho lòng trắng trứng vào đánh ở tốc độ cao cho nổi bọt, rồi từ từ cho cream of tartar vào đánh tiếp cho đến khi nổi bọt li ti thì cho đường (25g) vào, tiếp tục đánh ở tốc độ cao cho đến khi lòng trắng trứng bóng mượt và hình thành chóp cứng. Lưu ý để đánh bông lòng trắng trứng thì lòng trắng nên để ở nhiệt độ phòng và sạch, không được lẫn nước, lòng đỏ hay các tạp chất khác, que và âu đánh phải sạch và khô.

– Từ từ trộn từng phần lòng trắng trứng đã đánh bông vào hỗn hợp lòng đỏ bắng spatula. Thao tác trộn nhẹ nhàng nhưng nhanh tay, dứt khoát theo hướng từ dưới lên cho đến khi có được một hỗn hợp hoàn toàn đồng nhất, không còn vệt lòng trắng trứng.

– Đổ hỗn hợp vào khuôn tube (khuôn có lõi ở giữa) đường kính 16-18cm (không cần chống dính khuôn), đập nhẹ khuôn xuống bàn/mặt phẳng có lót khăn cho vỡ bớt bọt khí to. Cho bánh vào lò nướng khoảng 25-30 phút cho đến khi mặt bánh vàng nâu, khi xiên tăm vào bánh rút ra thấy sạch là được. Để bánh ở trong lò khoảng 5-10phút trước khi mang ra để nguội hoàn toàn trên rack.

– Dùng mũi dao nhọn rạch 1 đường quanh khuôn, nhẹ nhàng úp ngược khuôn bánh sẽ tự động róc ra. Bánh đạt yêu cầu phải có kết cấu mềm nhẹ, nở đều, không xẹp hoặc xẹp ít sau khi lấy ra khỏi lò.

Làm đào nấu si-rô ăn kèm bánh:

– Đào gọt vỏ, bỏ hạt, thái lát mỏng, ướp với 2 muỗng súp đường trong khoảng 20-30phút.

– Cho đào đã ướp đường cùng 50ml nước vào nồi đế dày, đậy vung đun ở lửa trung bình trong 10phút cho đến khi đào chín vừa mềm, chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.

– Trộn vào hỗn hợp đào nấu chín vài giọt nước cốt chanh, sau đó để đào nguội hoàn toàn trước khi sử dụng.

Bánh chiffon đào dùng kèm đào nấu si-rô và 1 chút kem tươi đánh bông chắc chắn sẽ làm hài lòng tất cả thành viên trong gia đình bạn.