Những gợi ý thiết kế nơi giặt đồ trong không gian bếp vừa tiết kiệm không gian, vừa tạo vẻ thẩm mỹ và gọn gàng cho ngôi nhà rất đáng để bạn tham khảo.
Không gian giặt đồ thường nằm chung với gian bếp. Khéo léo sử dụng kệ tủ và chọn máy giặt cửa ngang, bạn có thể tiết kiệm không gian.
1. Đặt trong góc bếp
Chiếc tủ đứng cao đặt trong góc bếp có thể xếp chồng máy giặt và máy sấy quần áo lên nhau, tạo không gian giặt sấy gọn ghẽ. Phần kệ tủ bên trên dùng chứa bột giặt, các loại hóa chất phục vụ việc giặt tẩy.
2. Đặt song song nhau
Bạn cũng có thể đặt hai chiếc máy giặt – sấy khô song song nhau và xếp gọn dưới kệ tủ. Khi cần giặt, bạn cho quần áo vào máy và nấu nướng bên cạnh. Khi không dùng, đóng cửa lại để giấu bớt vẻ bề bộn cho gian bếp. Phần kệ tủ bên trên có thể dùng làm nơi gấp đồ đạc.
3. Đặt sau cửa trượt
Nếu có không gian rộng hơn, sao bạn không thử thiết kế phòng giặt đồ như gợi ý dưới đây. Chỉ cần 3-4 mét vuông cũng đủ tạo nên phòng giặt sang trọng thế này.
4. Kết hợp với phòng tắm
Nếu phòng tắm nhà bạn có tấm chắn nước văng, lắp đặt máy giặt, máy sấy vào không gian phòng tắm sẽ tiện việc giặt giũ áo bẩn.
Không gian phòng tắm nhiều độ ẩm, bạn nên có kệ tủ lớn có cửa để giữ máy giặt của mình không chạm mặt đất, tránh nước.
5. Tận dụng hành lang
Một không gian ở lối đi được tận dụng làm phòng giặt ủi, một mé của đường đi được thiết kế phù hợp để bố trí máy giặt và máy sấy, tủ để chứa đồ… tuy hẹp nhưng vẫn đầy đủ những chức năng, tiện ích của một căn phòng giặt ủi.
6. Kết hợp nhà kho
Đặt máy giặt vào không gian nhỏ của nhà kho, tận dụng cửa nhà kho làm nơi chứa các vật dụng, hóa chất giặt ủi và cả các vật dụng vệ sinh nhà cửa như chổi, cây lau nhà.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.