Chỉ cần một chút thay đổi nhỏ bắt đầu từ thói quen trong gian bếp là bạn đang vệ môi trường
Từ thực tế, bạn có thể thay đổi thói quen hàng ngày để có thể góp phần bảo vệ môi trường, bằng những hành động thiết thực sau:
1. Mua nông sản hữu cơ ở địa phương
Hãy dành thời gian đi chợ mua nông sản hữu cơ ở địa phương để khuyến khích nhà nông trồng loại nông sản này. Thực phẩm hữu cơ có thể đắt tiền một chút, nhưng đảm bảo an toàn cho sức khỏe so với những loại thực phẩm có dùng thuốc trừ sâu và chất kích thích.
2. Sử dụng bình lọc nước thay vì uống nước đóng chai.
Chúng ta đều biết rằng chai nhựa vứt đi gây tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, hãy biết bảo vệ môi trường bằng cách dùng nước lọc từ trong bình lọc ở trong nhà thay vì uống nước đóng chai. Khi đi ra ngoài đường, nhớ mang theo bình nước để khỏi phải mua nước đóng chai bên ngoài.
3. Dần dần thay đồ nhựa
Khi bạn thấy hộp nhựa đựng thức ăn bị nứt hay rách thì hãy thay thế bằng hộp thủy tinh. Hộp thủy tinh không gây tác động xấu đến môi trường như hộp nhựa. Ngoài ra, hộp thủy tinh chứa thức ăn thừa, trữ thức ăn trong tủ lạnh và dùng trong lò vi sóng an toàn hơn hộp nhựa.
4. Hạn chế lau bếp bằng khăn giấy
Giấy được làm từ gỗ, do đó nếu dùng giấy nhiều sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Hãy thay đổi thói quen dùng khăn giấy bằng cách dùng khăn vải để lau bếp để dùng được nhiều lần và giặt khi bẩn.
5. Dùng khăn vải để lau miệng
Nếu bạn hay lau miệng bằng khăn giấy, thì hãy thay đổi thói quen này bằng cách dùng khăn vải. Để kéo dài tuổi thọ của khăn và giảm số lần giặt khăn, hãy dùng vòng đánh dấu khăn của riêng mỗi thành viên trong gia đình.
6. Dùng chất tẩy rửa không độc
Đối với việc lau dọn đơn giản hằng ngày, bạn không nhất thiết phải chọn những chất tẩy rửa mạnh. Bạn nên dùng chất tẩy rửa tự nhiên để lau sàn hoặc lau bàn, đặc biệt khi nhà bạn có trẻ con.
7. Dùng chất thải hữu cơ làm phân bón
Những chất thải hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, rau, củ, quả có thể xử lý làm phân bón cho cây cối.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.