Một số thực phẩm tưởng chừng có thể bảo quản trong tủ lạnh nhưng thực tế lại tốt hơn khi lưu trữ ở bên ngoài để giữ độ tươi ngon, an toàn.
1. Cà chua
Loại quả mọng này sẽ mất hết hương vị nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh. Hơi lạnh sẽ cản trở quá trình chín mọng của cà chua, trong khi càng chín, cà chua mới càng thơm ngon. Tủ lạnh còn làm thay đổi màu sắc hấp dẫn của cà chua, đồng thời làm lớp thịt quả bên trong trở nên bở và nhạt nhẽo. Do đó, tốt nhất nên để cà chua ở ngoài, trong tô hay rổ ở kệ bếp thoáng đãng, tránh ánh nắng mặt trời hay điểm tiếp xúc nhiệt.
2. Dưa hấu
Trong dưa hấu chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa tự nhiên có lợi cho sức khỏe, có thể ngăn ngừa ung thư hay chống tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nếu cho dưa hấu vào trong tủ lạnh, ở nhiệt độ khoảng 50 độ C rất dễ làm dưa bị úng, mất các chất chống ôxy hóa của dưa. Tuổi thọ của dưa hấu từ 15-21 ngày nếu được bảo quản ở 120 độ C. Vì vậy, tủ lạnh không phải nơi lý tưởng để bảo quản dưa hấu.
3. Tỏi
Khi để trong tủ lạnh, do ẩm ướt, nhánh và đầu tỏi sẽ dễ mọc mầm non, thậm chí phát triển nấm mốc gây hại cho sức khỏe. Thêm nữa, tỏi không chịu được lạnh, sẽ nhanh mềm và biến dạng, điều khó nhận ra khi vẫn còn vỏ bao bọc bên ngoài. Vì thế bạn nên để tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát để có thể giữ tỏi trong hai hoặc ba tháng. Tuy nhiên, cần đảm bảo vị trí thông gió để giúp tỏi không bị ủng.
4. Chocolate
Nhiều người thường có thói quen để chocolate trong ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm; bởi khi được bảo quản trong tủ lạnh, bề mặt chocolate dễ kết thành sương trắng làm mất vị ngon đặc trưng ban đầu. Ngoài ra, đây cũng chính là điều kiện hơi ẩm thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh. Muốn bảo quản chocolate, tốt nhất bạn nên cho vào túi hút chân không, sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh.
5. Mật ong
Bản thân mật ong chính là chất bảo quản tự nhiên cực kỳ tốt. Vì vậy ngay cả khi bạn đặt mật ong trong bình nhiều năm ở điều kiện môi trường bình thường, sản phẩm vẫn giữ được độ ngon và hương vị đặc trưng. Giữ thực phẩm này trong tủ lạnh làm tăng tốc độ kết tinh của đường, biến nó thành một thứ gần giống như bột chẳng ngon lành gì và khó để lấy ra mỗi khi cần sử dụng.
6. Khoai tây
Nhiệt độ từ 70 độ C trở xuống sẽ nhanh chóng phá vỡ các kết cấu tinh bột trong khoai tây, chuyển thành đường làm khoai cứng dù bạn chế biến và nấu nướng thế nào. Kết quả là trạng thái và hương vị của khoai tây sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt. Để bảo quản khoai tây, bạn có thể lưu trữ ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, tốt hơn nữa là bọc trong giấy để khoai tây không bị hỏng.
7. Bánh mì
Bánh mì cho vào tủ lạnh sẽ bị khô và mềm, không giữ được độ giòn ngon. Hơn nữa, bánh mì sẽ nhanh bị khô và cứng, và nếu môi trường tủ lạnh không sạch sẽ, trên thân bánh dễ xuất hiện nấm mốc… Do đó, bánh mì nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng và không quá bốn ngày. Duy nhất có một dạng bánh mì bạn nên lưu trữ trong tủ lạnh là bánh mì sandwich nhưng vẫn nên bọc kỹ để tránh hấp thụ mùi trong tủ lạnh.
8. Tương cà
Trong nước sốt cay có chứa sẵn đường, giấm và muối là những chất bảo quản tuyệt vời. Nước sốt có thể được lưu trữ tới 3 năm. Nhiệt độ thấp không thay đổi được hương vị của thực phẩm này.
9. Quả bơ
Khi mua bơ ngoài hàng, bạn chọn những quả cầm chắc tay, cần một thời gian để bơ chín và đạt được hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, nếu bạn để ngay bơ vào trong tủ lạnh, sẽ ngăn cản quá trình chín của bơ. Thực tế bơ sẽ rắn lại và không có được hương vị thơm ngon, dẻo mịn như những quả để bên ngoài.
10. Hành tây
Trong tủ lạnh, hành tây sẽ bị thối vì môi trường ẩm ướt và thiếu sự lưu thông không khí. Hành tây cũng bị thay đổi khi để dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn nên bảo quản hành tây ở nơi mát, tránh ánh nắng hay những nơi tiếp xúc nhiệt.
Thêm một lưu ý: Bạn không nên để hành tây cạnh khoai tây vì hơi ẩm và các khí do khoai tây tạo ra thúc đẩy nhanh hơn sự phân rã của hành tây.
Minh Vy
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.