Monthly Archives: November 2014

sandwich-thit-xong-khoi

Sandwich thịt xông khói

- Phết đều bơ lên một mặt của những lát bánh mì, sau đó cho vào toaster nướng cho vàng giòn.

Thịt xông khói đặt lên chảo nóng, không cần thêm dầu, “rán” cho miếng thịt nóng và săn lại.

– Cà chua rửa sạch, cắt lát mỏng. Xà-lách rửa sạch, vẩy ráo nước.

– Xếp xà-lách, cà chua, thịt xông khói vào giữa hai lát bánh mì sandwich, ăn ngay. Được 4 phần ăn cho 2 người.

Sandwich thịt xông khói
Bánh donut đường

Bánh donut đường

- Trộn đều bột mì, đường, muối, sữa bột, bột nổi.

– Hòa tan bơ tan chảy, trứng, nước ấm.

– Đổ hỗn hợp lỏng vào hỗn hợp bột, trộn đều, nhào đến khi bột mịn dai.

– Vo tròn khối bột, dùng 1 chiếc khăn ẩm đậy lại, ủ bột chỗ kín gió để bột nở gấp đôi ( khoảng 1 giờ hoặc hơn, tùy nhiệt độ).

– Đấm xẹp bột để loại bỏ khí gas sinh ra trong quá trình ủ, nhào sơ khối bột.

– Dùng chày cán bột mỏng khoảng 1cm rồi dùng cutter cắt tạo hình tùy thích.

– Đặt những miếng bột đã cắt lên 1 khay có lót giấy nến hoặc đã chống dính bằng dầu ăn.

– Tiếp tục ủ lần 2 để bánh nở gấp đôi ( khoảng 45 phút hoặc hơn, tùy nhiệt độ).

– Bắc một chảo dầu nóng, đổ dầu hơi nhiều để chiên bánh dễ dàng.

– Giữ cho nhiệt độ của dầu ở mức thấp (lửa nhỏ).

– Từ từ cầm từng chiếc bánh lên, thả vào dầu đang nóng.

– Trong quá trình chiên, khi thấy một mặt đã vàng thì dùng đũa lật bánh sang mặt kia để chiên vàng mặt còn lại.

– Bánh chín, vớt ra, để ráo dầu.

– Nếu muốn phủ đường thì lăn bánh qua đường lúc bánh còn đang nóng.

– Có thể trang trí bánh bằng chocolate đun chảy, kẹo màu, hạnh nhân lát, đậu phộng, đường bột…tùy thích.

– Nếu muốn bánh có nhân thì tạo hình bánh thành hình tròn, khi chiên bánh chín xong thì bóp kem, mứt tùy thích vào bên trong.

Bánh donut đường 1

 

Bánh donut đường 2

Bánh donut đường 3

Chúc các bạn ngon miệng với món bánh donut đường nhé.

pho-cuon1

Phở cuốn

img_9152

– Thịt bò ướp với mắm, tiêu, gừng, tỏi, đem xào vừa chín tới cùng với hành tây.

–  Các loại rau sống rửa sạch.

– Lạc rang giã dập. Hành tím thái lát chiên vàng.

– Trải 1 tấm bánh phở lên đĩa, xếp xà-lách (rau diếp), chút bún, thịt bò xào, vài cọng rau sống mỗi loại, cuối cùng rắc ít lạc và hành tím phi, cuốn chặt.

– Pha nước mắm chấm chua cay mặn ngọt để chấm phở cuốn. (nước chấm tùy khẩu vị, khi pha nước chấm này cần nếm thường xuyên để cân bằng các loại gia vị).

 

bánh-mì-chuối

Bánh mì chuối (Banana Bread)

bánh-mì-chuối

– Cho chuối vào máy và cắt nhuyễn (mình dùng lọai máy cắt rau củ)

– Cho tiếp các nguyên liệu còn lại vào máy trộn khỏang 30 giây. Không nên trộn quá lâu.

– Thoa bơ vào khuôn 9x5x3 và mở lò nóng 350 độ F (180 độ C).

– Cho hỗn hộp bột vào vào khuôn, rắc thêm ít hạt walnut và chocolate chip lên mặt bột, và nuớng khỏang 50 phút – 1 tiếng, tùy lò nhà các bạn mà canh bánh. Dùng que tre xuyên vào lòng bánh, rút ra que khô ráo là bánh đã chín.

Bánh mì chuối nở phồng to, lớp vỏ vàng thơm, ruột mềm mại và ngọt vị chuối. Khi ăn sẽ bùi bùi hạt walnut, chút xíu vị đắng của chocolate chips.

Bí quyết:

–  Với các bé dị ứng với nuts (các lọai hạt) thì các bạn đừng cho walnut vào, có chocolate chips các bé sẽ thích.

– Có thể thay walnut bằng lọai hạt khác vẫn được, ko có walnut hay

banh-ga-to

Ga-tô Nhật Bản

- Vặn lò 160 độ C (hoặc 145-150 độ C nếu dùng khuôn sẫm màu). Lót một miếng giấy nướng bánh hoặc giấy trắng (loại giấy viết như giấy A4) xuống đáy khuôn, không chống dính thành khuôn.

– Rây bột mỳ và bột ngô vào bát, dùng phới lồng đánh trứng cầm tay trộn đều. Dùng nĩa đánh tan nhẹ lòng đỏ trứng, vỏ cam/chanh bào vụn và vanilla.

– Đun sôi một chút nước trong nồi. Cho sữa, bơ và dầu ăn vào âu. Đợi nước sôi thì đặt âu lên miệng nồi (lưu ý: đáy âu không chạm nước), dùng thìa hoặc phới lồng đánh trứng quấy đều đến khi bơ tan, hỗn hợp hòa quyện và ấm nóng (khoảng 40-50 độ C).

– Rây bột vào âu bơ, nhanh tay trộn đều. Cho lòng đỏ trứng, vanilla và vỏ cam vào, trộn đều để có một hỗn hợp mịn và mượt.

– Dùng một chiếc âu khác để đánh lòng trắng trứng. Để máy ở tốc độ thấp, đánh lòng trắng khoảng 40 – 50 giây, đến khi các bọt khí lớn bắt đầu xuất hiện. Cho muối và cream of tartar vào, tăng dần tốc độ máy lên mức gần cao nhất. Đánh đến khi các bọt khí nhỏ dần, trông gần giống như bọt xà phòng giặt hay bọt cạo râu thì từ từ cho đường vào (cho từng chút một, sẽ mất khoảng 30 – 40 giây để cho hết chỗ đường, trong lúc cho đường vẫn giữ máy chạy ở tốc độ cao). Lòng trắng sẽ bông và đặc dần, đạt chóp mềm. Tiếp tục đánh lòng trắng trứng đến khi bông cứng (stiff-peak).

Ghi chú:

- Lòng trắng trứng ở nhiệt độ phòngkhông dính tạp chất, đặc biệt là các chất béo như bơ, dầu, mỡ, lòng đỏ.

- Âu đánh và que đánh phải sạch và khô, không dính chất béo như bơ, dầu mỡ, long đỏ..

- Với công thức này nhất định phải đánh lòng trắng trứng đạt đến “stiff-peak” (bông cứng). Khi đạt đến stiff peak thì lòng trắng sẽ rât bông và “cứng”, đánh cảm giác nặng tay (nếu dùng máy đánh trứng cầm tay hoặc đánh bằng phới lồng cầm tay). Nhìn bên ngoài thấy lòng trắng bóng mịn và cảm giác lòng trắng dẻo. Nhấc que lên thấy trứng dính trên đầu que, hoàn toàn không rung rinh hay lay chuyển gì (phần chóp nhọn cũng thẳng đứng và không oặt xuống). Nếu lấy thìa xúc thử sẽ thấy lòng trắng đóng thành miếng. Lòng trắng đánh đến đây là vừa chuẩn, không nên đánh lâu hơn nữa vì có thể sẽ làm cho lòng trắng bị “khô”, hiện tượng là lòng trắng không còn bóng mịn mà lồng phồng và rời rạc giống bọt xà phòng giặt. 

– Lấy 1/3 chỗ lòng trắng trứng cho vào âu bơ và lòng đỏ ở. Khuấy đều, thoải mái. Mục đích của bước này là làm cho hỗn hợp bơ và lòng đỏ loãng hơn, để về sau trộn với lòng trắng dễ hơn nên cả nhà cứ quấy thoải mái, không phải rón rén gì cả.

– Chia chỗ lòng trắng còn lại thành 2 phần, lần lượt cho vào âu. Dùng kỹ thuật fold trộn đều sau mỗi lần thêm lòng trắng, hỗn hợp bột cuối cùng sẽ mịn và mượt.

Ghi chú:

- Khi trộn các hỗn hợp nhẹ và nhiều bọt khí như lòng trắng trứng đánh bông, luôn trộn theo cách đảo và xúc từ dưới lên, để bột từ dưới phủ lên trên lòng trắng, không quấy vì dễ làm xẹp hoặc vỡ quá nhiều bọt khí, bánh sẽ nở kém.

- Trộn nhẹ tay, dứt khoát và theo một chiều – không đảo xuôi ngược lung tung nhé.

– Đổ bột vào khuôn. Vỗ nhẹ hoặc gõ nhẹ khuôn xuống bàn cho mặt bột được dàn phẳng và các bọt khí to vỡ bớt.

– Đặt khay nướng sao cho khuôn ở chính giữa lò nướng (mình đặt thấp hơn khe chính giữa 1 nấc). Nướng ở nhiệt độ quy định (hai lửa, cả trên & dưới) trong khoảng 45 phút hoặc đến khi bánh chín vàng mặt, ấn nhẹ lên mặt bánh thấy lập tức phồng trở lại, cắm que thử vào giữa bánh rút lên thấy que sạch và khô.

– Bánh chín lấy ra khỏi lò và lập tức dùng dao mỏng rạch quanh thành trong của khuôn, đặt rack lên mặt khuôn rồi úp ngược để lấy bánh ra. Bánh rất nhẹ nên khi lấy cả nhà nhẹ tay thôi nhé. Mình luôn làm cách này chứ không úp ngược khuôn đợi nguội mới lấy ra, và chưa bao giờ bánh bị xẹp mặt hay lõm đáy, thắt eo cả.

Nếu bánh sau khi nướng gặp phải một trong số các hiện tượng sau đây….

– Bánh nở kém, thấp, ruột bánh không tơi xốp mà hơi đặc, dính, bết.

– Bọt khí to, bánh kém mịn màng.

– Bánh xẹp trong quá trình nướng, xẹp sau khi lấy ra khỏi lò nướng, lõm đáy hoặc… lõm 1 phần nào đó.

………thì hãy kiểm tra lại các điểm sau:

– Trứng có tươi hay không? Trứng có đủ trọng lượng theo công thức hay không (50-55gram/ quả không tính vỏ)

– Lòng trắng có đánh bông đạt hay không?

– Trộn lòng trắng với lòng đỏ có kỹ quá hay không

– Nhiệt độ lò nướng có ổn định và chính xác không (nhất là khi bánh cháy mặt mà trong chưa chín thì nhiều khả năng là do nhiệt độ quá cao). Với dạng bánh kiểu Sponge/ Chiffon như thế này, mình thấy để nhiệt độ thấp và nướng trong thời gian lâu để bánh nở từ từ có vẻ tốt hơn, đảm bảo bánh vững vàng hơn, hạn chế hiện tượng xẹp mặt sau khi lấy ra khỏi lò.

Xôi hạt dẻ – Món quà của mùa đông

- Gạo nếp vo sạch, ngâm nước ít nhất 4h cho gạo nở

– Hạt dẻ rửa sạch, luộc chín rồi tách vỏ.

– Gạo ngâm nở, vẩy ráo đem trộn với hạt dẻ. Xóc đều với chút muối.

– Cho gạo đã trộn vào xửng, dùng đầu đũa cả/muôi gỗ tạo vài lỗ thẳng đứng tới đáy xửng để hơi nước được phân tán đều. Hấp nước sôi lớn trong khoảng 20 phút.

– Mở nắp nồi ra, xới đều lên. Rưới vào gạo 1-2 muỗng nước lạnh. Tiếp tục hấp xôi thêm 15-20 phút nữa là xôi chín đều.

– Nếu muốn xôi bóng và béo, trước khi đơm xôi ra đĩa hãy trộn đều xôi với 1 muỗng mỡ gà (mỡ nước) thì xôi sẽ thơm ngon, béo và bóng đẹp.

nuoc-thuoc-tri-ho

Nước thuốc trị ho, cảm

- Như được biết thì lá tía tô có thể trị được : cảm mạo, động thai, ngộ độc cá, ho long đờm, hen, đau đầu…v…v…

– Còn khế thì giàu các vitamin và muối khoáng như kali, photpho, magiê… và vị chua của axit tartric, oxalic nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, chữa cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, còn chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, kiết lỵ.

Tắc dùng để trị ho, long đàm rất tốt. Rất tốt cho hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.

Và giờ là cách làm rất dễ:

Rửa sạch tất cả nguyên liệu, khế cắt lát dày, tắc cắt đôi, tía tô lấy nhánh lá còn cành thì bẻ đôi. Bắc nồi nước cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào và mở với lửa nhỏ rui riu.

– Nấu đến khi thấy nước trong nồi có màu cam nhạt và trong là đã được. Để nguội bớt, lấy vá lưới vớt xác và cho đường phèn vào (tuỳ độ ngọt của mỗi người) nấu thêm đến khi đường tan là có thể dùng.

com-tron-han-quoc

Cơm trộn Hàn Quốc

- Làm chín các nguyên liệu trước nhé.

– Thịt có thể nướng hoặc xào có ướp gia vị, nhưng chỉ chút xíu thôi.

– Cà-rốt có thể luộc hoặc xào, hay trộn giấm đường.

– Giá đỗ thì luộc chín, bí quyết luộc giá đỗ giòn ngon là các bạn nên luộc khi nước lạnh, khi bắt đầu sôi là vớt giá ra, chứ nếu luộc giá như luộc rau thì giá đỗ sẽ bị nhũn.

– Nếu bạn là người thích cá khô thì bạn có thể mua cá cơm sấy đóng hộp ở trong Big C hay mua cá khô về rửa sạch với nước ấm, sau đó cho một chút dầu vào chảo, đập gừng tỏi xào sơ cá khô, vì cá mặn rồi nên ta không nêm gia vị mà thay vào đó là một chút giấm và đường, rồi cho một chút xíu nước, om lửa nhỏ, bao giờ nước cạn là được.

– Cùng trộn cơm thôi :cho cơm vào chảo hoặc bát.

Cơm trộn Hàn Quốc 1

Cơm trộn Hàn Quốc 2

 

– Xếp xen kẽ các nguyên liệu vào nhé.

Cơm trộn Hàn Quốc 3

– Sau đó rắc vừng lên nào, rồi rưới một chút xì dầu.

– Cho chảo hoặc nồi lên đun khoảng 5 phút sao cho cơm có 1 lớp cháy mỏng

Cơm trộn Hàn Quốc 4

- Trộn đều và ăn thôi.

Cơm trộn Hàn Quốc 5
- Bạn nào thích ăn cay thì cho thêm chút ớt chinsu thay cho ớt Hàn Quốc nhé
Cơm trộn Hàn Quốc 6
- Nếu bạn sử dụng bát đá thì nên cho trứng sống nhé vì bát đá nóng lâu mới có thể làm trứng chín khi trộn cùng thức ăn

 

Chè bobo chacha

Chè bobo chacha

-  Tất cả các loại khoai gọt vỏ, cắt khối nhỏ cỡ đầu ngón tay cái. Ngâm vào nước lạnh cho khỏi bị thâm. Mang đi hấp chín riêng từng loại.

Chè bobo chacha 1

- Làm trân châu: Bột năng cho vào trong tô. Từ từ đổ nước sôi vào. Lấy đũa quấy thật nhanh cho bột không bị vón cục. Sau khi quấy thì trong tô sẽ có một cục bột rất dẻo và dính, và không bị quá nhão.

Chè bobo chacha 2

- Tiếp theo lấy một ít bột năng khô xoa đều lên mặt thớt (hoặc một mặt phẳng nào đấy dễ cán bột). Xoa bột năng lên tay nữa cho khỏi bị dính nha. Lúc này cục bột vừa trộn trong bát cũng đã nguội rồi. Khâu tiếp theo là tùy các bạn cán, cắt hay nặn thành hình gì tùy thích nhé, trăng, sao, hoa, lá, trái tim.

- Bắc một nồi nước sôi. Thả bột năng vừa cắt vào luộc. Đến khi bột nổi lên mặt nước, đợi khoảng 1-2 phút thì vớt ra. Thả vào bát nước lạnh. Thế là xong trân châu.

- Đến bước này thì mình đã có tất cả các loại khoai đã được hấp chín, trân châu đã được luộc chín. Lá dứa thì các bạn rửa sạch và thắt nút lại cho tiện bỏ vào nồi. Chuối bóc vỏ xắt khoanh nhé.

Chè bobo chacha 3

- Đổ nước cốt dừa vào nồi. Pha thêm nước và đường thốt nốt để có một hỗn hợp nước cốt dừa ngọt vừa ăn. Thêm 1 muỗng nhỏ muối nữa, rùi khuấy đều. Cuối cùng cho lá dứa vào và đun sôi.

- Sau khi nước sôi khoảng 2-3 phút thì cho khoai và trân châu vào. Khuấy đều. Đợi thêm tầm 2-3 phút nữa thì cho chuối vào.

- Món chè này có thể ăn nóng hoặc lạnh đều ngon. Chúc các bạn ngon miệng :)

Chè bobo chacha 4

Chúc các bạn ngon miệng với món Chè bobo chacha này nhé.