Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Nấu nấm linh chi đỏ với đậu đen như thế nào, cách chế biến?

0

Cập nhật vào 14/04

Nấm linh chi đỏ nấu với đỗ đen có tác dụng ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị tiểu đường, ung thư. Công thức nấu nấm linh chi với đậu đen sẽ được chia sẻ chi tiết qua bài viết.

1. Nấm linh chi đỏ là gì? 

Trong họ nấm linh chi được chia thành 6 loại nhỏ gồm: linh chi đỏ, linh chi xanh, linh chi trắng, linh chi vàng, linh chi đen, linh chi tím. Trong các loại linh chi trên thì linh chi đỏ được đánh giá tốt nhất bởi chứa hàm lượng dược chất quý cao nhất. Nấm linh chi đỏ hay còn tên gọi khác như nấm xích chi, hồng chi có màu đỏ sẫm, đỏ nâu.

Tại Việt Nam, riêng đối với giống nấm linh chi đỏ còn được được phân chia thành 2 dòng: Nấm linh chi tự nhiên và nấm linh chi trồng. Nấm linh chi tự nhiên sử dụng tốt gấp 3 – 4 lần so với nấm linh chi trồng. Đặc điểm nhận dạng từng loại:

Nấm linh chi đỏ trồng: chúng có màu nâu và trên mặt chúng rất nhiều bào tử (đây là một trong những thành phần tạo nên công dụng quan trọng của cây nấm), tai nấm có kích thước từ 9-16cm tùy vào độ tuổi và mật độ nuôi trồng của nông trại, có hình giống quả thận, tai nấm dạng xốp, mặt dưới màu trắng đục, ruột nấm màu nâu, chất lượng được người dùng đánh giá thuộc diện ổn định và hiệu quả tối đa khi sử dụng thời gian dài.

Nấm linh chi đỏ rừng: Nấm linh chi đỏ rừng tự nhiên có thể mọc trên nhiều thân cây gỗ khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là mọc trên thân cây gỗ lim xanh, hay còn gọi là Nấm lim xanh. Loại nấm này có thân dài, cong queo và xấu xí, mọc nhiều ở vùng núi Tiên Phước Quảng Nam. Thân và mũ nấm rất cứng cáp, viền mũ nấm còn chứa bột bào tử. Nấm lim xanh trước đây thường chỉ được dùng cho vua chúa bởi nấm quý và hiếm, hỗ trợ chữa rất nhiều bệnh. Ngày nay số lượng người tìm mua nấm lim xanh rất nhiều, giá thành của nấm theo đó cũng không hề rẻ. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về công dụng và giá của nấm lim xanh tại mục: Nấm lim xanh Tiên Phước Quảng Nam.

2. Nấm linh chi đỏ có tác dụng gì?

Tác dụng của nấm linh chi đỏ đã được nghiên cứu nhiều trong cả đông y và tây y:

Theo y học cổ truyền

Từ hàng chục năm trước đây, nấm linh chi đã được ứng dụng nhiều trong Đông y và trở thành dược liệu quý. Trong Thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục ghi nhận dược liệu này có tính bình, vị đắng và quy vào các kinh gồm Tâm, Phế, Can, Thận. Bên cạnh đó công dụng nấm linh chi giúp chủ trị nhiều chứng bệnh như:

  • Bổ can khí, an thần, tăng cường trí não, cường khí.
  • Chủ trị sáng mặt, bí tiểu, sỏi thận, bổ xương cốt.
  • Thanh nhiệt, giải độc, giảm mệt mỏi, đau đầu.

Theo y học hiện đại

Theo kết quả của những công trình nghiên cứu mới đây nhất về tác dụng của nấm linh chi, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hợp chất quý hiếm tốt cho sức khỏe. Điển hình trong số đó phải kể đến các axit amin, protein, saponin, steroid, protein, chất xơ, các khoáng chất thiết yếu như Kali, Canxi, Phốt pho, Magie, Selen, Sắt, Kẽm,… Đặc biệt, các nhà khoa học phát hiện trong nấm linh chi có hàm lượng Germanium cao gấp 5 – 8 lần trong nhân sâm.

Không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe, các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng nấm linh chi giúp điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

  • Phòng ngừa các bệnh ung thư hiệu quả, đẩy lùi quá trình hình thành và phát triển của các tế bào xấu.
  • Thanh nhiệt, giải độc gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan cấp hoặc mãn tính.
  • Cải thiện chức năng của tuyến tụy, kích thích sản sinh insulin từ đó giúp cân bằng đường huyết trong máu, điều trị tiểu đường hiệu quả.
  • Tăng cường quá trình bài tiết, đào thảo độc tố, làm đẹp, hồng hào da và có thể ngăn ngừa các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá, mẩn ngứa,…
  • Tốt cho hệ thần kinh, giảm mệt mỏi, căng thẳng, tâm trạng lo âu, chống suy nhược cơ thể.
  • An thần, trị đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh hiệu quả.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về mạch vành, tim mạch, huyết áp.
Loại nấm linh chi đỏ của Việt Nam tốt nhất hiện nay là nấm lim xanh
Loại nấm linh chi đỏ của Việt Nam tốt nhất hiện nay là nấm lim xanh

Bạn có thể tìm hiểu đầy đủ những công dụng của nấm linh chi đỏ Việt Nam tại bài viết Nấm lim xanh chữa bệnh gì.

3. Hướng dẫn các cách chế biến nấm linh chi đỏ

#1. Nấu nấm linh chi đỏ với đậu đen

Cách nấu nấm linh chi đỏ với đậu đen

Chuẩn bị: 10 – 30g nấm linh chi đỏ, 20 – 30g đậu đen, nồi nấu. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đậu đen đem rang thơm, nấu cùng với 0.5 lít nước.
  • Bước 2: Nấm linh chi rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 1 đến 1.5 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn lửa nhỏ, đun tiếp cho tới khi nước trong nồi cạn chỉ còn khoảng 0.8 đến 1 lít nước.
  • Bước 3: Khi uống thì đổ 2 nước này vào với nhau, khuấy đều. Có thể uống nóng hoặc lạnh đều được.

Nấu nấm linh chi đỏ với đậu đen mang tác dụng gì?

Nấu nấm linh chi với đậu đen nấu cùng nhau được đánh giá là không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào, khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau người dùng sẽ được hưởng tối đa tác dụng của cả 2 nguyên liệu với sức khỏe. Ở phía trên bài viết chúng ta đã cùng tìm hiểu tác dụng của nấm linh chi. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về tác dụng của đậu đen (đỗ đen).

Đậu đen rất được đánh giá cao bởi hàm lượng protein và chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, loại đậu này cũng sở hữu nhiều vitamin và khoáng chất có lợi như canxi, photpho, magie, vitamin A, B1, B2, cùng các loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được, chẳng hạn như: lysine, methionine, tryptophan, phenylalanine, threonine, valine, leucine, isoleucine, arginine và histidine. Thường xuyên dùng đậu đen mang lại nhiều tác dụng tốt như:

  • Giúp hạ huyết áp: Đậu đen xanh lòng có hàm lượng natri thấp tự nhiên và chứa kali, canxi và magiê, giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên.
  • Làm xương chắc khỏe: Canxi và phốt pho là hai khoáng chất rất quan trọng trong việc hình thành nên cấu trúc xương; trong khi sắt và kẽm lại đóng vai trò duy trì sức mạnh và độ đàn hồi cho xương khớp. Tất cả các chất trên đều có trong đậu đen.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ăn chế độ ăn nhiều chất xơ có mức đường huyết thấp hơn. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể đã cải thiện lượng đường trong máu, lipid và insulin.
  • Hỗ trợ giảm cân: Hàm lượng chất xơ trong đậu đen tương đối cao, giúp người dùng mau no bụng, hạn chế thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm béo hiệu quả.
  • Tác dụng khác: Tốt cho tim mạch, phòng ngừa ung thư, làm đẹp da

#2. Nấu nấm linh chi đỏ với tam thất

Chuẩn bị:

  • 20g nấm linh chi.
  • 10g tam thất bắc.
  • 1 lít nước tinh khiết và ấm để sắc thuốc.

Cách làm:

Nấm linh chi và tam thất rửa sạch bằng nước và khăn mềm, sau đó cho vào ấm đổ nước vào đun sôi, giữ lửa nhỏ trong khoảng 35 – 40 phút rồi tắt bếp.

Nên uống khi nóng để tăng hiệu quả. Chúng ta có thể tiếp tục đổ thêm nước để sắc thêm lần 2, lần 3 rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho những lần dùng tiếp theo để tránh lãng phí.

#3. Nấu nấm linh chi đỏ với la hán quả

Chuẩn bị: Nấm linh chi (10 – 30g), la hán quả (3 – 5 quả), 2 lít nước lọc, ấm đất hoặc sứ.

Cách làm: Đem nấm và la hán quả rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, cho vào nồi, đổ 2 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp đến khi lượng nước trong nồi cạn còn khoảng 1.5 lít thì tắt bếp. Chắt nước ra bình hoặc để tiếp trong nồi và mỗi lần uống chắt ra sử dụng.

#4. Nấu nấm linh chi với ngân nhĩ

Nguyên liệu: Linh chi 20g, nấm mèo trắng 10g, đường phèn 20g.

Cách làm: Linh chi xắt nhỏ, nấm mèo trắng ngâm nước cho nở, né nhỏ. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, tiềm trong 2 giờ. Nêm đường phèn.

Tác dụng: Chữa các chứng ho, tâm thần bất an, mất ngủ mộng nhiều, hồi hộp, hay quên…

#5. Nấm linh chi đỏ với cam thảo

Nguyên liệu: Linh chi 20g, cam thảo 10g, nước lọc, nồi

Cách làm: Rửa sạch nấm linh chi và cam thảo, cắt nhỏ, cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước lọc, đun tới khi nước cạn còn 1/3 thì tắt bếp.

Tác dụng: hỗ trợ giảm cân, trị tiểu đường, gout, gan nhiễm mỡ…

#6. Nấu nấm linh chi đỏ với thịt rùa

Nguyên liệu: Linh chi 40g, rùa 1 con, đại táo 10 quả, nước vừa đủ.

Cách làm: Linh chi xắt lát, đại táo rửa sạch, rùa giết mổ, rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu 1 giờ.

Tác dụng: Tư âm bổ huyết, thanh nhiệt, giảm mỡ. Còn có thể dùng cho chứng suy giảm bạch cầu sau điều trị ung thư.

#7. Nấu nấm linh chi đỏ sắc nước

Nguyên liệu: 10 -30g nấm linh chi đỏ, theo GS.TS, BSCKII Dương Trọng Hiếu, chuyên khoa Nội Y học cổ truyền, Bệnh Y học cổ truyền Trung ương thì nên dùng 20g – 30g nấm khô cho người bệnh nặng; người bình thường bệnh nhẹ hoặc dùng để tăng cường đề kháng chỉ nên dùng 10 -15g là vừa.

Trung bình nên dùng từ 1.3 – 1,8 lít nước, tùy vào cơ thể, khả năng dùng nước của mỗi người cho người bình thường hoặc bệnh nhẹ. Người bệnh nặng nên dùng khoảng 1 lít nước.

Cách nấu: Cho nấm đã thái lát vào nước và đun đến khi sôi, giảm nhỏ lửa nhất có thể, tiếp tục đun ở mức lửa nhỏ từ 10 – 20 phút (tùy vào thời gian mỗi người) đây là thời điểm giúp chiết chất từ nấm nhiều nhất, kiểu như sắc thuốc bắc vậy đấy, lúc này nước cạn còn khoảng 2/3 lúc đầu là được. Dùng cho người bệnh có thể sắc/nấu đến khi cô đặc lại còn khoảng 1 – 2 chén nước cũng rất tốt.

4. Liều lượng và cách dùng nấm linh chi đỏ

Đối với những người có cơ địa khỏe mạnh, sức khỏe bình thường thì nên dùng khoảng 10-15gr nấm linh chi mỗi ngày. Bạn có thể dùng sắc với 1 – 1,5 lít nước uống trong ngày và khoảng 1 tiếng sau khi ăn. 

Đối với những người muốn dùng nấm linh chi để giảm cân hay hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ thì nên dùng khoảng 15 – 20gr mỗi ngày, nấu với khoảng 1 lít nước uống đều đặn. 

Đối với những người dùng nấm linh chi đỏ bị bệnh nặng như ung thư, tiểu đường… thì nên dùng 20 – 30g nấm/ngày. Dùng hàm lượng nấm vừa đủ mới hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất.

Đối với trẻ em (từ 6 – 14 tuổi)  nên sử dụng liều lượng thấp chỉ khoảng 5gr nấm linh chi sắc với 0,5 lít nước uống. Có thể dùng kết hợp với mật ong và cam tươi để dễ uống hơn.

Trường hợp bạn đang uống thuốc Tây thì thời gian uống nấm linh chi và thuốc tây cần cách nhau tối thiểu 1 tiếng để tránh các tương  tác, phản ứng thuốc có thể xảy ra.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm: Phụ nữ sau sinh có uống được nấm linh chi không.

5. Nấm linh chi đỏ tương tác với những thuốc gì?

Nấm linh chi đỏ có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Thuốc trị cao huyết áp như losartan, captopril, hydrochlorothiazide… Dùng nấm linh chi cùng với thuốc trị cao huyết áp có thể làm hạ huyết áp.
  • Các loại thuốc chống đông máu (thuốc chống đông/ thuốc chống huyết khối như heparin, warfarin…). Dược liệu này có thể làm chậm quá trình đông máu. 

6. Trước khi dùng nấm linh chi đỏ, bạn cần chú ý gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng loại dược liệu này theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thảo dược, các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng loại thảo dược này với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.