Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Cách làm món vịt kho gừng cho ngày đông ấm áp

0

Cập nhật vào 06/12

Vịt kho gừng là món ăn rất thích hợp trong ngày mùa đông lạnh. Còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình quây quần bên mâm cơm tối với món vịt thơm lừng hấp dẫn. Cách làm món này đơn giản, chỉ cần bỏ chút thời gian thôi.

1. Giá trị dinh dưỡng của món vịt kho gừng

Nguyên liệu chính của món vịt kho gừng gồm có thịt vịt và gừng. Cả hai loại thực phẩm này đều có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, là loại thuốc bổ thượng hạng.

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acid nicotic,… rất cao.

Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt. Do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn. thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), thịt vịt vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Thịt vịt được sử dụng cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, đái tháo đường, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước.

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.

BS Doãn Thị Tường Vy (Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng) cũng nhận định, thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của gừng

Gừng có danh pháp hai phần: Zingiber officinale là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột. Gừng có một số tác dụng chữa bệnh như sau:

  • Giảm đau xương khớp, đau cơ: Gừng có chứa chất gingerol có tính chống viêm. Bằng cách ức chế các chất chemokin, cytokin và các yếu tố gây viêm khác, gừng giúp cải thiện tình trạng viêm khớp gối và đau nhức liên quan.
  • Ngăn ngừa ung thư, ngăn tia cực tím: Gingerol có tính chất chống viêm và ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, gừng bảo vệ da của bạn khỏi ánh sáng tia cực tím.
  • Điều trị chứng nôn, buồn nôn: Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, đơn giản chỉ cần uống một tách trà gừng và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều trong thời gian ngắn. Trên thực tế, gừng cũng có thể cho thấy hiệu quả đối với chứng buồn nôn và nôn mửa do sử dụng hóa trị liệu.
  • Giảm co thắt do kinh nguyệt: Co thắt kinh nguyệt do tăng nồng độ hormon prostaglandin trong cơ thể bạn. Gừng có tác dụng hạ thấp mức prostaglandin và do đó làm giảm đau và giảm co thắt do kinh nguyệt.
  • Cải thiện tiêu hóa, giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày: Thường xuyên tiêu thụ gừng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt là đường máu sau bữa ăn. Điều này giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn trong tình trạng tốt nhất.

2. Cách làm món vịt kho gừng

Món vịt kho gừng thơm ngon, hấp dẫn
Món vịt kho gừng thơm ngon, hấp dẫn

Nguyên liệu:

  • ½ con vịt làm sạch lông
  • 1 củ gừng, 1 trái ớt sừng
  • Tỏi băm, hành khô băm
  • Nước mắm ngon, nước màu đường, gia vị.

Thực hiện:

  • Bước 1: Gừng gọt vỏ, xắt lát mỏng hoặc xắt sợi. Ớt xắt khoanh mỏng.
  • Bước 2: Vịt rửa với rượu trắng cho không bị hôi lông. Chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Ướp vịt với ít tỏi băm, hành khô băm, ½ lượng gừng, 1 muỗng canh nước mắm ngon, ½ muỗng canh đường.
  • Bước 4: Phi thơm tỏi trong chảo dầu rồi cho chỗ gừng còn lại vào xào.
  • Bước 5: Khi gừng hơi vàng (đừng để vàng quá) thì cho thịt vịt vào xào săn. Cho vào ít nước màu, nêm nước mắm, đường, hạt nêm sao cho vừa ăn.
  • Bước 6: Cho nước vào xâm xấp mặt vịt, kho với lửa riu riu cho vịt thật mềm và thấm.
  • Bước 7: Thêm ớt xắt vào nồi vịt kho.
  • Bước 8: Kho đến khi nước hơi cạn là được. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Cho vịt kho gừng ra bát rồi cùng cả nhà thưởng thức nhé!

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.